Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 45 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế - xã hội một trong các yêu cầu quan trọng là thu thập số liệu, tổng hợp, tính toán và phân tích nhằm biểu hiện mặt lượng quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, từ đó đưa ra những dự đoán, kiến nghị phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình nghiên cứu của tác giả gồm 02 giai đoạn: Thu thập thông tin, xử lý tổng hợp và phân tích dự đoán.

Thu thập thông tin, xử lý tổng hợp số liệu là giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu đó là:

- Thích đáng: Số liệu thu thập phải phù hợp, đáp ứng được mục đích nghiên cứu;

- Chính xác: Thông tin trong quá trình nghiên cứu phải đáng tin cậy để khi phân tích kết luận được đặc điểm bản chất của hiện tượng;

- Kịp thời: thông tin có được phải phục vụ được kịp thời cho công tác quản lý và tiến trình ra các quyết định quản lý;

- Khách quan, thông tin thu thập được không bị ảnh hưởng vào tính chủ quan của người thu thập hay người cung cấp.

Khi nghiên cứu một hiện tượng cụ thể, có thể sử dụng nguồn số liệu đó có sẵn gọi là nguồn dữ liệu thứ cấp hoặc nguồn số liệu tự mình thu thập gọi là nguồn dữ liệu sơ cấp. Từ thông tin thu thập ban đầu mang tính rời rạc, dữ liệu hỗn độn không theo một trật tự nào, do vậy chúng ta cần xử lý thông tin bằng các phương pháp khoa học tính toán, như sử dụng bảng tính Microsoft Excel hoặc xử lý tổng hợp bằng các phương pháp thống kê, kết quả có được sẽ giúp khái quát về đặc trưng của tổng thể.

Phân tích, dự đoán là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu, từ các biểu hiện về lượng có thể nêu lên một cách tổng hợp bản chất, quy luật của các hiện tượng, quá trình kinh tế trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Khi phân tích, ta căn cứ vào tài liệu điều tra báo cáo đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó để rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết. Trong quá trình phân tích cũng cần đánh giá được tình hình thực hiện

các mục tiêu, chỉ ra những nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành các mục tiêu, nêu rõ sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các hiện tượng có liên quan, phát hiện ra các năng lực tiềm tàng có thể khai thác trong nền kinh tế, chỉ ra những mặt cân đối lớn, những mặt thuận lợi và khó khăn, những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Để thực hiện các vấn đề nghiên cứu trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, so sánh trên cơ sở thực tế kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Thái, sử dụng các bảng biểu, số liệu thực tế để tính toán phân tích.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập sơ cấp a. Phương pháp điều tra chọn mẫu

- Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, lựa chọn một cách ngẫu nhiên một số đơn vị đủ lớn đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.

- Ưu điểm của phương pháp: tiến hành điều tra nhanh gọn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu; tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra; cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu, nhất là với những chỉ tiêu phức tạp không cho phép điều tra ở diện rộng.

- Đề tài được sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, các đơn vị được chọn trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực tế. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu ở các điểm trung tâm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, khu gang thép Thái Nguyên, thị trấn Đại Từ, thị trấn Phú Lương. Đây là những nơi tập trung đông dân cư, có nhiều doanh

nghiệp và khu công nghiệp đặc trưng của tỉnh.

b. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin cần thu thập. Việc phỏng vấn nhằm phát hiện thông tin về: các ý kiến, cảm giác của người được phỏng vấn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; trạng thái hiện tại của doanh nghiệp; mục tiêu của con người và tổ chức được phỏng vấn có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các bước lập kế hoạch phỏng vấn: Thiết lập mục tiêu phỏng vấn từ đó xác định hệ thống câu hỏi với Nguyên tắc các câu hỏi được đưa ra phải đảm bảo Nguyên tắc ngắn gọn, thích hợp, có mục tiêu, không mơ hồ, không nhiều nghĩa và có tính đặc trưng.

- Sử dụng câu hỏi phỏng vấn là câu hỏi mở cho phép người phỏng vấn được trả lời những gì họ mong muốn nhằm phản ánh thái độ, các giá trị và niềm tin của người được phỏng vấn với doanh nghiệp.

- Thực hiện các phương pháp phỏng vấn gồm:

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu và người dân trên địa bàn; Lãnh đạo, Cán bộ quản lý thuộc sở Công thương, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên và một số Sở, Ban, Ngành có liên quan khác.

Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại: tác giả phỏng vấn các đối tượng điều tra là những khách hàng mua lẻ khi cần tìm hiểu về các câu hỏi nhạy cảm như thái độ phục vụ bán hàng của nhân viên Công ty.

c. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì mà doanh nghiệp đang thực sự hoạt động, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa những người ra quyết định và các thành viên khác trong doanh nghiệp. Cụ thể tác giả tiến hành quan sát những nội dung sau:

- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong doanh nghiệp là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ như quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp.

- Quan sát các qui tắc và thủ tục về tổ chức là những quy định, trình tự làm việc cần tuân thủ của doanh nghiệp nhưng sau này có thể thay đổi được. (Ví dụ: quy tắc về bộ phận bán hàng đối với thời gian giao hàng).

- Quan sát các quy tắc và thủ tục về kỹ thuật như những quy định, trình tự nhằm đảm bảo quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình.

Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của doanh nghiệp để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ Công ty gồm báo cáo quyết toán của Công ty xăng dầu Bắc Thái; tài liệu từ các ấn phẩm đã công bố của nhà nước như niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn; tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghề nghiệp;

Số liệu thu thập được nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của Công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mục tiêu và nâng

cao hiệu quả công tác bán hàng của công ty, xác định hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty, cũng như của từng cửa hàng, bộ phận với các chỉ tiêu như: Sản lượng; Hệ thống phân phối; Tổng doanh thu; Doanh thu từng bộ phận; Số lao động trực tiếp, gián tiếp; Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận…

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

2.2.3.1. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu sơ cấp

Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập được. Sử dụng phần mềm tính toán Microsoft Excel để xử lý những dữ liệu thu thập được.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp

Dùng các phương pháp tổng hợp, trích dẫn, so sánh, phân tích kinh tế để xử lý dữ liệu thứ cấp đó thu thập được nhằm minh chứng rõ hơn việc phỏng vấn Ban giám đốc, các Trưởng phòng, đội ngũ nhân viên các bộ phận và kết quả điều tra khách hàng, đồng thời minh chứng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất về mục tiêu và chính sách bán hàng của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)