Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 65 - 69)

10. Động lực học tập và động cơ học tập

4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Tuy chƣa thể kết luận phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát có ảnh hƣởng đến động lực học tập tiếng Anh, hoặc phƣơng pháp giảng dạy thụ động hay tích cực hiệu quả hơn trong việc khuyến khích hành vi học tập, thái độ học tập của sinh viên, kết quả nghiên cứu cũng đƣa ra những vấn đề cần quan tâm: tại sao phƣơng pháp giảng dạy tích cực lại khiến sinh viên có một số hành vi học tập trong thời gian không đến lớp tốt hơn, trong khi phƣơng pháp thụ động hơn lại khiến sinh viên hoạt động tích cực hơn trên lớp; cần phát triển mặt nào của hai phƣơng pháp trên để khuyến khích sinh viên có hành vi học tập tốt hơn; trong khi phƣơng pháp tích cực đƣợc mong đợi tạo nên thái độ học tập tốt hơn thì kết quả nghiên cứu chứng minh nó chƣa thực sự vƣợt trội hơn phƣơng pháp thụ động.

Phƣơng pháp tích cực có hiệu quả hơn đối với hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp (p=0.00, M PP tích cực=5.02, M PP thụ động=4.57) và ôn bài lúc có thời gian (p=0.00, M PP tích cực=4.59, M PP thụ động=4.1). Hai hành vi này đều thuộc nhóm hành vi học tập vào thời gian không đến lớp. Điều này cho thấy phƣơng pháp tích cực có hiệu quả đáng kể. Học tập trong thời gian không đến lớp thƣờng bị hạn chế bởi các hoạt động khác nhƣ vui chơi, giải trí, các mối quan hệ… Sinh viên ít khi sử dụng hiệu quả thời gian này vào hoạt động học tập. Phƣơng pháp tích cực có hiệu quả hơn ở lĩnh vực này chứng tỏ giáo viên yêu cầu cao sinh viên, cho bài tập nhiều, khiến sinh viên phải quan tâm và cố gắng nhiều hơn để đạt đƣợc kết quả tốt. Hoạt động học tập ngoài lớp học mang tính chủ động, tự giác cao. Nếu giáo viên không có phƣơng pháp tốt hơn không thể nào khiến sinh viên tự học nhiều hơn. Đặc điểm của phƣơng pháp tích cực khảo sát ở đây là giáo viên tạo nhiều hoạt động sôi nổi hơn, sử dụng nhiều hình thức giảng bài nhiều nhất là cho sinh

65

viên thuyết trình, thảo luận nhóm và chơi game, cung cấp cho sinh viên nhiều phản hồi, đánh giá nhiều kỹ năng của sinh viên hơn phƣơng pháp thụ động. Đánh giá nhiều kỹ năng của sinh viên có thể là nguyên nhân chính khiến sinh viên nổ lực làm bài tập, chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp, ôn lại bài thƣờng xuyên hơn. Mặt dù, tổ bộ môn Anh văn yêu cầu giáo viên sử dụng trọng số đánh giá giống nhau (20% chuyên cần, 30% thi giữa kỳ, 50% thi cuối kỳ). Thực tế các giáo viên vẫn có thể sử dụng cùng trọng số giống nhau nhƣng lại đánh giá đƣợc nhiều kỹ năng hơn hoặc ít hơn. Nhóm giáo viên sử dụng phƣơng pháp tích cực đã đánh giá nhiều kỹ năng hơn, họ hầu nhƣ đều có cho điểm các phần làm bài tập nhỏ, thuyết trình, thảo luận xen kẽ với điểm chuyên cần, kể cả kỹ năng nghe, nói. Trong khi đó, giáo viên sử dụng phƣơng pháp tích cực cho làm các bài tập ngữ pháp và giữ trọng số đúng nhƣ tổ bộ môn yêu cầu.

Phƣơng pháp thụ động khảo sát ở đây khiến sinh viên hoạt động tích cực trên lớp hơn, cụ thể ở hai hành vi muốn tranh luận về bài học tại lớp (p=0.01, M PP tích cực=3.45, M PP thụ động=3.93), tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp (p=0.01, M PP tích cực=4.52, M PP thụ động=5). Hai hành vi này đều thuộc nhóm hành vi học tập ở lớp nhƣng chƣa thể khẳng định phƣơng pháp thụ động hiệu quả hơn đối với nhóm hành vi này. Hành vi muốn tranh luận phần nào đó thể hiện sự ức chế. Nếu trong lớp thiếu vắng hoạt động trao đổi, thảo luận thì có thể khiến sinh viên mong muốn đƣợc thực hiện hơn. Phƣơng pháp thụ động ít cho sinh viên thảo luận và thuyết trình, sinh viên trong các lớp này cũng có nguyện vọng đƣợc tƣơng tác nhiều hơn. Vấn đề phƣơng pháp thụ động khiến sinh viên tham gia các hoạt động thuyết trình/game/thảo luận nhóm nhiều hơn cần đƣợc nghiên cứu kỹ hơn. Phƣơng pháp thụ động có tầng suất cho sinh viên thuyết trình/game/thảo luận nhóm rất ít, giáo viên thuyết trình rất thƣờng xuyên so với phƣơng pháp tích cực

66

nhƣng kết quả hầu nhƣ ngƣợc lại sự mong đợi, sinh viên nhóm phƣơng pháp tích cực cho rằng mình tham gia thƣờng xuyên hơn. Điều này có thể giải thích ở trình độ sinh viên phân bổ trong hai nhóm. Theo nhận xét của trƣởng bộ môn Anh văn: giáo viên đƣợc đánh giá yếu hơn có xu hƣớng sử dụng phƣơng pháp thụ động, và đƣợc sắp xếp dạy các lớp giỏi hơn, giáo viên đƣợc cho là dạy giỏi có xu hƣớng sử dụng phƣơng pháp tích cực, thƣờng đƣợc xếp dạy các lớp có trình độ cơ bản và phải dạy nhiều lớp hơn. Vì vậy, trình độ của sinh viên có thể là yếu tố chi phối thêm. Các sinh viên có trình độ tốt hơn thƣờng mạnh dạng hơn và chịu tham gia các hoạt động hơn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao nhóm sinh viên học với phƣơng pháp thụ động lại tham gia câu lạc bộ nhiều hơn ((p=0.00, M PP tích cực=1.52, M PP thụ động=2.16). Cần có những nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn mới có thể kết luận phƣơng pháp thụ động thực sự có hiệu quả hơn ở 3 hành vi này.

Trong khi tiến hành nghiên cứu, sự khác biệt lớn giữa hai phƣơng pháp là mức độ phản hồi, các hoạt động trên lớp mà giáo viên tổ chức, các kỹ năng mà giáo viên đánh giá. Trong khi phƣơng pháp tích cực đƣợc mong đợi tạo nên sự khác biệt ở hành vi và thái độ thì nó chỉ đạt đƣợc hiệu quả hạn chế ở một số hành vi học tập. Phƣơng pháp tích cực rõ ràng có nhiều điểm tốt hơn nhƣng vẫn chƣa thay đổi ở mặt thái độ học tập. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu vấn đề và khắc phục.

Mặc dù vậy, chƣa có đủ chứng cứ thống kê để xác định phƣơng pháp nào hiệu quả hơn xét trên toàn bộ các hành vi đƣợc khảo sát hoặc chƣa thể kết luận gì về ảnh hƣởng của phƣơng pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên. Trong mỗi phƣơng pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Kết quả nghiên cứu phù hợp với những vấn đề tác giả Đặng Thành Hƣng (2001) trình bày về các đời phƣơng pháp và xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp nhƣng

67

lại dùng những kỹ thuật truyền thống. Không có cái nào là tốt hoàn toàn, cần đẩy mạnh những ƣu điểm của từng phƣơng pháp. Hơn nữa, đối với lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, yếu tố văn hoá cũng là điều thách thức rất lớn khi áp dụng các phƣơng pháp khiến sinh viên hoạt động nhiều và phải chủ động, tích cực. CGE (2006) đã đƣa những bài học xác đáng về đặc điểm văn hoá của ngƣời học, nhất sự khác biệt giữa sinh viên phƣơng Đông và phƣơng Tây. Sinh viên Việt Nam thuộc nền văn hoá Á Đông có thể gặp nhiều trở ngại khi giáo viên sử dụng các phƣơng pháp khiến sinh viên phải nói, phải tự tin, phải thể hiện bản thân trƣớc đám đông. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu phƣơng pháp nào là thích hợp với bối cảnh lớp học ngoại ngữ Việt Nam hiện nay.

68

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)