Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 50 - 108)

10. Động lực học tập và động cơ học tập

3.2. Quy trình nghiên cứu

Trƣớc khi thực hiện nghiên cứu, một khảo sát sơ khởi nhỏ trên giảng viên và hai cuộc phỏng vấn nhóm đối với sinh viên đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu sơ bộ về: giáo viên đã sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy nào khi họ giảng dạy tiếng Anh cho các lớp năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang, động lực học tập tiếng Anh của sinh viên các lớp năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang, mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tập của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế đại học Văn Lang. Khảo sát sơ khởi này cho biết liệu có tồn tại hai nhóm giảng viên với hai phƣơng pháp giảng dạy khác nhau, những dữ liệu sơ khởi giúp thiết kế nghiên cứu định lƣợng tiếp theo trên 350 sinh viên về mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh.

Tất cả giáo viên dạy tiếng Anh cho khối ngành kinh tế (8 GV) đều đƣợc khảo sát vào ngày 19/7/2010 về các khía cạnh của phƣơng pháp giảng dạy họ đã sử dụng trong học kỳ 2-năm học 2009-2010 bằng bảng hỏi gồm 5

50

câu hỏi lớn với thang đo Likert 5 giá trị từ hoàn toàn không sử dụng (mức 1) cho đến rất thƣờng xuyên (mức 5). Đó là các hoạt động giáo viên thực hiện trên lớp, các kỹ năng mà giáo viên đánh giá sinh viên, ngôn ngữ giáo viên sử dụng để giảng dạy và phản hồi mà họ cung cấp cho sinh viên.

Kết quả phân tích bảng hỏi khảo sát trên cho thấy có thể xếp các giảng viên tham gia nghiên cứu thành hai nhóm với hai phong cách giảng dạy khác nhau. Nhóm GV2: sử dụng phƣơng pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo nhiều hoạt động sôi nổi, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, đánh giá nhiều kỹ năng, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên, khiến cho sinh viên tham gia vào bài giảng một cách tích cực. Nhóm GV2 khiến sinh viên phải hoạt động trên lớp rất nhiều. Phƣơng pháp giảng dạy nhóm GV2 sử dụng tạm gọi là phƣơng pháp tích cực. Nhóm GV1: sử dụng phƣơng pháp truyền thống hơn, ít sử dụng các hoạt động mà nhóm GV2 sử dụng hoặc không có. Nhóm GV1 dành nhiều thời gian để thuyết trình hơn là để sinh viên tham gia hoạt động. Phƣơng pháp giảng dạy nhóm GV1 sử dụng tạm gọi là phƣơng pháp thụ động.

Phỏng vấn hai nhóm sinh viên ở các lớp của hai nhóm giáo viên này giảng dạy, kết quả phân tích hai cuộc phỏng vấn nhóm sinh viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với hai phong cách giảng dạy khác nhau. Giảng viên và sinh viên có sự tƣơng đồng trong việc mô tả phƣơng pháp giảng dạy mà giáo viên đã sử dụng ở lớp học tiếng Anh HK2, năm học 2009-2010, đối với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. (tham khảo bản báo cáo khảo sát sơ khởi tìm hiểu ý kiến giáo viên và phỏng vấn nhóm).

Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu sơ khởi, một khảo sát lớn hơn đối với sinh viên đƣợc thực hiện bằng cách phát bảng hỏi với thang do Likert 7 giá trị

51

về động lực học tập (từ hoàn toàn không thực hiện (mức 1) đến rất thƣờng xuyên (mức 7) đối với mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên từ dân số của nghiên cứu và đƣa ra kết luận nghiên cứu trên dân số này.

Kế tiếp, phần mềm SPSS, phiên bản 11.5 đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa hai biến phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh của sinh viên bằng cách so sánh sự khác biệt về động lực học tập ở hai nhóm sinh viên đƣợc hai nhóm giảng viên giảng dạy với hai phƣơng pháp khác nhau bằng kiểm nghiệm t trong khoảng tin cậy 95%.

Tôi kỳ vọng rằng trong khoảng tin cậy 95%, sinh viên đƣợc giáo viên dạy tiếng Anh với phƣơng pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo nhiều hoạt động sôi nổi, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, đánh giá nhiều kỹ năng, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên sẽ có động lực học tiếng Anh cao hơn đối với sinh viên đƣợc giáo viên dạy với phƣơng pháp ít các hoạt động trên hơn hoặc không có.

Động lực học tập của sinh viên có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhau nhƣ đặt điểm giáo viên, đặc điểm sinh viên, giáo trình, môi trƣờng học tập, trình độ đầu vào…, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chọn khách thể nghiên cứu và chọn mẫu đƣợc đặc ra nhằm bảo đảm:

 Các giảng viên có những đặc điểm khá tƣơng đồng về độ tuổi (23-24), giới tính (đều là nữ), thâm niên (1-2 năm), cơ sở giảng dạy (cơ sở 2 của trƣờng), khối ngành giảng dạy (kinh tế)…chỉ khác nhau về phƣơng pháp giảng dạy.

 Các sinh viên trong mẫu có những đặc điểm tƣơng đồng về cơ sở học

52

thiết bị phục vụ học tập tƣơng đối đồng đều, độ tuổi giống nhau (19 tuổi), cùng học khối ngành kinh tế. Để đảm bảo tỉ lệ thành phần trong mẫu tƣơng đƣơng với dân số, việc chọn ngẫu nhiên đƣợc thực hiện theo tầng (nhóm giảng viên và trình độ đầu vào) làm cho các tầng trong mẫu có tỉ lệ gần giống với tỉ lệ trong dân số.

 Sinh viên và giáo viên sử dụng một giáo trình là New Interchange và đáp ứng các yêu cầu của tổ bộ môn Anh văn về thực hiện đồng bộ nội dung chƣơng trình giảng dạy của nhà trƣờng, tỉ trọng đánh giá kiến thực sinh viên (20% chuyên cần, 30% thi giữa kỳ, 50% thi cuối kỳ, đề thi cuối kỳ là đề trắc nghiệm chung, làm trên máy), thời gian giảng dạy nhƣ nhau.

Nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tƣơng đồng chỉ có phƣơng pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiều đặc điểm tƣơng đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động lực học tập ở hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy với hai phƣơng pháp khác nhau.

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu

53

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, đƣợc sử dụng thực hiện so sánh mức độ thực hiện các hành vi học tập giữa hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng hai phƣơng pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, 10 hành vi sau đƣợc đƣa vào nhóm hành vi học tiếng Anh tại lớp:

 Đi học đúng giờ (Câu 1)

 Có mặt ở lớp học (Câu 2)

 Ghi chép bài học đầy đủ (Câu 3)

 Lắng nghe giáo viên giảng bài (Câu 4)

 Tiếp thu bài tốt tại lớp (Câu 11)

 Trung cao và học tiếng Anh tại lớp (Câu 12)

 Muốn tranh luận về bài học tại lớp (Câu 13)

 Phát biểu ý kiến trong lớp (Câu 14)

 Tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp (Câu 15)

 Thảo luận thêm với giáo viên/bạn bè nếu có điều chƣa hiểu (Câu 16)

Bảng 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV

HÀNH VI

Điểm trung bình (Mean)

p (2- tailed) PP THỤ ĐỘNG PP TÍCH CỰC 1. Đi học đúng giờ 6.14 6.13 0.93 2. Có mặt ở lớp học 6.22 6.37 0.15

54

3. Ghi chép bài học đầy đủ 5.8 5.9 0.5

4. Lắng nghe giáo viên giảng bài 5.82 5.86 0.7

5. Tiếp thu bài tốt tại lớp 4.63 4.46 0.35

6. Tập trung học tiếng Anh tại lớp 5.02 5.02 0.99

7. Muốn tranh luận về bài học tại

lớp 3.93 3.45 0.01

8. Phát biểu ý kiến trong lớp 3.98 3.74 0.24

9. Tham gia thảo luận nhóm/thuyết

trình/game tại lớp 5 4.52 0.01

10. Thảo luận thêm với GV/bạn nếu có

điều chƣa hiểu 4.2 4.03 0.38

Kết quả khảo sát ở bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về mức độ đi học đúng giờ (p=0.93), có mặt ở lớp học (p=0.15), ghi chép bài (p=0.5), nghe giảng bài (p=0.7), tiếp thu bài tại lớp (p=0.35), tập trung học (p=0.99), phát biểu ý kiến (p=0.24), thảo luận thêm (p=0.38) . Nhƣ vậy phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát không ảnh hƣởng đến các hành vi này. Tuy nhiên, đối với hành vi muốn tranh luận về bài học, tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp lại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi muốn tranh luận về bài học của sinh viên (p=0.01, t=2.38, df=268). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=3.93) thƣờng xuyên muốn tranh luận hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=3.45). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.48.

55

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp của sinh viên (p=0.01, t=2.57, df=198.4). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=5) thƣờng tham gia thảo luận/game/thuyết trình hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=4.52). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.48.

Biểu đồ 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV

Kết luận:

Trong nhóm 10 hành vi học tiếng Anh tại lớp, phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát chỉ có ảnh hƣởng đến hai hành vi muốn tranh luận về bài học tại lớp và tham gia thảo luận/thuyết trình/game tại lớp. Nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng phƣơng pháp thụ động có mức độ muốn tranh luận và tham gia thảo luận/thuyết trình/game tại lớp nhiều hơn.

56

4.1.2. Phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, đƣợc sử dụng thực hiện so sánh mức độ thực hiện các hành vi này giữa hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng hai phƣơng pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, tôi đƣa 6 hành vi sau vào nhóm hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học:

 Làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp (Câu 5)

 Nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa (Câu 6)

 Ôn lại bài lúc có thời gian rãnh (Câu 7)

 Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh (Câu 8)

 Nghe nhạc/xem TV/xem phim tiếng Anh (Câu 9)

57

Bảng 4.2: So sánh hành vi học TA ngoài lớp học giữa 2 nhóm SV

HÀNH VI

Điểm trung bình (Mean)

p (2- tailed) PP THỤ ĐỘNG PP TÍCH CỰC

1. Làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc

khi đến lớp 4.57 5.02 0.00

2. Nghiên cứu thêm tài liệu 3.55 3.63 0.66

3. Ôn lại bài lúc có thời gian 4.1 4.59 0.00

4. Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh 2.16 1.52 0.00

5. Nghe nhạc/xem TV/xem phim

TA 4.88 4.64 0.25

6. Đầu tƣ nhiều thời gian học TA 4.19 4.2 0.95

Kết quả khảo sát ở bảng 4.2 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về mức độ nghiên cứu tài liệu (p=0.66), nghe nhạc/xem TV/xem phim tiếng Anh (p=0.25), đầu tƣ thời gian học tiếng Anh (p=0.95). Nhƣ vậy phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát không ảnh hƣởng đến các hành vi này. Tuy nhiên, đối với hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp, ôn lại bài lúc có thời gian, tham gia câu lạc bộ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp của sinh viên (p=0.00, t=-2.76, df=269). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=5.02) thƣờng xuyên làm bài tập/chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=4.57). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.45.

58

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi ôn lại bài lúc có thời gian (p=0.00, t=-2.75, df=269). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=4.59) thƣờng xuyên ôn lại bài hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=4.1). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.5.

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi tham gia câu lạc bộ (p=0.00, t=3.47, df=267). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=2.16) thƣờng tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=1.52). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.64.

59

Kết luận:

Trong nhóm 6 hành vi học tiếng Anh trong thời gian không đến lớp, phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát chỉ có ảnh hƣởng đến ba hành vi: làm bài tập, chuẩn bị bài; ôn lại bài; tham gia câu lạc bộ tiếng Anh. Tuy nhiên, nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng phƣơng pháp thụ động có mức độ tham gia câu lạc bộ nhiều hơn nhóm còn lại. Nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng phƣơng pháp tích cực thƣờng xuyên làm bài tập, chuẩn bị bài, ôn lại bài hơn.

4.1.3. Phƣơng pháp giảng dạy và thái độ học tiếng Anh

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và thái độ học tiếng Anh, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, đƣợc sử dụng thực hiện so sánh thái độ học tập này giữa hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng hai phƣơng pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, tôi đƣa 4 thái độ học tập sau:

 Nghĩ về bài học/bài giảng môn Anh văn ở ngoài lớp học (Câu 17)  Thích đến lớp học tiếng Anh (Câu 18)

 Nuối tiếc nếu mất giờ học (Câu 19)

60

Bảng 4.3: So sánh thái độ học TA giữa 2 nhóm SV

THÁI ĐỘ

Điểm trung bình (Mean)

p (2- tailed) PP THỤ ĐỘNG PP TÍCH CỰC

1. Nghĩ về bài học/bài giảng

môn TA ở ngoài lớp học 3.94 3.88 0.7

2. Thích đến lớp học tiếng Anh 5.18 4.99 0.32

3. Nuối tiếc nếu mất giờ học 4.47 4.52 0.81

4. Thích môn học tiếng Anh hơn 5.28 4.91 0.07

Kết quả khảo sát ở bảng 4.3 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về thái độ học tiếng Anh. Nhƣ vậy phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát không ảnh hƣởng đến các thái độ này.

Kết luận:

Phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát không ảnh hƣởng đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát có ảnh hƣởng đến một số hành vi học tập của sinh viên. Trong nhóm 16 hành vi học tập và 4 thái độ học tập đƣợc khảo sát, phƣơng pháp giảng dạy chỉ có ảnh hƣởng đến 5 hành vi học tập, phƣơng pháp giảng dạy không ảnh hƣởng đến thái độ học tập. So sánh mức độ thực hiện các hành vi này ở hai nhóm, chƣa thể khẳng định phƣơng pháp giảng dạy tích cực hay thụ động là tốt hơn. Trong khi phƣơng pháp tích cực có hiệu quả hơn đối với một số hành vi thuộc nhóm hành vi học tập trong thời gian không đến lớp (làm bài tập, ôn lại bài)

61

thì phƣơng pháp thụ động lại có tác động tích cực hơn đối với một số hành vi thuộc hai nhóm hành vi học tập ở lớp (muốn tranh luận, tham gia thảo luận/thuyết trình/game) và cả không ở lớp (tham gia câu lạc bộ). Vì vậy chƣa thể kết luận phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát có ảnh hƣởng đến động lực học tiếng Anh của sinh viên hay không.

62

Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

NHÓ M HÀNH VI HÀNH VI MỨC ĐỘ SV THỰC HIỆN HÀNH VI HIỆU QUẢ PP TÍCH CỰC PP THỤ ĐỘNG học TA tại lớp 1. Đi học đúng giờ

không có sự khác biệt nhƣ nhau

2. Có mặt ở lớp học 3. Ghi chép bài học đầy đủ

4. Lắng nghe giáo viên giảng bài

5. Tiếp thu bài tốt tại lớp

6. Trung cao và học tiếng Anh tại lớp

7. Muốn tranh luận

về bài học tại lớp nhiều hơn

PP thụ động hiệu quả hơn 8. Phát biểu ý kiến

trong lớp không có sự khác biệt nhƣ nhau

9. Tham gia thảo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 50 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)