Thực trạng sử dụng

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 69 - 73)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.2. Thực trạng sử dụng

Theo hồ sơ lưu trữ của nhà trường, thông qua phỏng vấn sâu và kết quả

thu thập được từ phiếu lấy thông tin cho thấy: các giáo viên của nhà trường mỗi năm được tập huấn về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo từng bộ môn nhưng kiến thức về kiểm tra đánh giá dựa trên khoa học về đo lường đánh giá trong giáo dục thì còn rất sơ khai, áp dụng vào thực tế còn lúng túng. Các tổ chuyên môn với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhà trường có các cán bộ chuyên trách về công tác thi cử, nhưng chưa thành lập được ngân hàng câu hỏi TNKQ cho mỗi môn học dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các đề kiểm tra do giáo viên soạn chưa đúng theo quy trình đã được sử dụng để kiểm tra kiến thức của học sinh. Do vậy chỉ mới thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo điểm số, lấy điểm số của

68

các bài kiểm tra để xét thành tích của học sinh. Qua điều tra, chúng ta thấy rằng mức độ sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt với học sinh lớp 10 trường THPT Kim Bảng C – Hà Nam nói riêng đang còn ít, dè dặt và lúng túng. Do đó, trong khi sử dụng cả giáo viên và học sinh đều đang gặp những khó khăn như:

Đối với giáo viên

Bảng 2-3: Những khó khăn đối với giáo viên khi sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm

TT Nội dung SL

1 Chưa nắm vững kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm 6

2 Phải mất nhiều thời gian trong việc xây dựng ngân hàng

câu hỏi

3

3 Kỹ năng sử dụng phương pháp trắc nghiệm của bản thân

còn yếu

3

4 Việc xử lí kết quả trắc nghiệm rất phức tạp và mất nhiều

thời gian

2

5 Những khó khăn khác 1

Ta thấy rằng, khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải mất nhiều thời gian trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi. Bởi vì, để có được một bài trắc nghiệm có giá trị cần phải chuẩn bị trong một thời gian tương đối dài. Trong khi đó số lượng bài kiểm tra của môn Tiếng Việt ở trường phổ thông không phải là ít. Tuy nhiên, hi vọng với lòng say mê tận tụy với nghề nghiệp của giáo viên sẽ khắc phục được phần nào đó về khó khăn này.

69

Hầu hết ý kiến của giáo viên cho rằng họ chưa nắm vững kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. Chúng ta biết rằng, để có được một bài trắc nghiệm có giá trị, đảm bảo độ khó và độ phân biệt, có thể phân hóa được trình độ, năng lực học sinh một mặt đòi hỏi giáo viên phải nắm vững chuyên môn, đồng thời cũng phải nắm vững kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. Thế nhưng vì chưa có các lớp tập huấn hay bồi dưỡng nên một số giáo viên chưa nắm vững là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

Còn một số ý kiến cho rằng kỹ năng sử dụng phương pháp trắc nghiệm của bản thân còn yếu. Đây là khó khăn, bất cập của nhiều giáo viên THPT hiện nay. Điều đó sẽ gặp khó khăn trong khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra, vấn đề xử lí kết quả trắc nghiệm cũng là những trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.

“Việc xử lí kết quả trắc nghiệm rất phức tạp và mất nhiều thời gian” không là một khó khăn nữa cho giáo viên, bởi vì thực ra khâu xử lý kết quả đã có máy làm, điều này giúp giảm nhẹ sức lao động của giáo viên. Ngoài ra cũng có thêm 1 ý kiến có khó khăn khác trong khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt của giáo viên.

Như vậy, nhìn chung giáo viên đều đang gặp khó khăn trong vấn đề kĩ thuật xây dựng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm để có biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục khó khăn này để nâng cao hiệu quả sử dụng.

70  Đối với học sinh

Bảng 2-4: Những khó khăn đối với học sinh khi làm bài kiểm tra bằng trắc nghiệm môn Tiếng Việt

TT Nội dung SL

1 Chưa nắm vững hết kiến thức bài học 68

2 Chưa có kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm 4

3 Đề kiểm tra quá khó 3

4 Thời gian làm bài quá ngắn 25

5 Dễ gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi 17

6 Ý kiến khác 5

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng khó khăn lớn nhất mà học sinh gặp phải khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm môn Tiếng Việt đó là chưa nắm vững kiến thức bài học. Khó khăn này phản ánh phần nào về ý thức, thái độ học tập của học sinh. Do đó nếu học sinh tích cực tự giác trong học tập thì sẽ khắc phục được phần nào khó khăn đó.

Về thời gian làm bài, khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của học sinh trong khi làm bài, có một số học sinh cho rằng thời gian làm bài quá ngắn. Có 17/100 ý kiến cho rằng phương pháp trắc nghiệm sẽ gây ra sự mệt mỏi. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi vì trong một thời gian nhất định kiểm tra một khối lượng tri thức rộng lớn trên nhiều khía cạnh nhiều lĩnh vực của môn học. Mặt khác, nếu học sinh chưa nắm vững kiến thức bài học và việc kiểm tra diễn ra thường xuyên sẽ làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài kiểm tra. Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau thì sẽ khắc phục được phần nào khó khăn này.

71

Có 3/100 ý kiến học sinh cho rằng đề kiểm tra quá khó, song thực tế phỏng vấn với giáo viên và học sinh cho thấy đề không quá khó, chỉ vì các em đó học lực yếu nên mới nghĩ như vậy

Ngoài ra còn có một số em cho rằng kiến thức quá rộng và chi tiết nên các em không nhớ hết được, một số em khác thì cho rằng các em thường lo lắng và run sợ khi làm bài kiểm tra.

Nhìn chung, học sinh đều gặp khó khăn chung mà khó khăn lớn nhất là chưa nắm vững kiến thức bài học. Đây thực sự là vấn đề bức thiết hiện nay biểu hiện ý thức, thái độ của em. Tuy nhiên khó khăn này sẽ khắc phục được nếu các em có ý thức, trách nhiệm với việc học tập của bản thân, luôn tự giác trong học tập.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 69 - 73)