Thực trạng nhận thức

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 67 - 69)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.1.Thực trạng nhận thức

Bảng 2-1: Mức độ hiểu biết của phƣơng pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt

TT Nội dung SL

1 Biết nhiều 61

2 Biết ít 39

3 Hoàn toàn chưa biết 0

Qua bảng số liệu chúng ta thấy, đa số học sinh đã biết nhiều về phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt. Điều này chứng tỏ đây mặc dù phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến trong kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt nhưng các em đã có sự tìm hiểu, sự hướng dẫn của thầy (cô) giáo, đồng thời cũng đã được tiếp cận nhiều ở các môn học khác như: Anh Văn, Toán, Hoá, Sinh... Bên cạnh đó, vẫn còn một số lượng khá lớn các em mới chỉ biết sơ sơ. Đặc biệt là không có em nào hoàn toàn chưa biết. Do đó đây là điều kiện thuận lợi để các em đạt kết quả cao trong quá trình làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt bằng phương pháp này.

Như vậy, nhìn chung đa số học sinh đã có sự hiểu biết về phương pháp trắc ngiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt với những

66

mức độ khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để các em có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng cũng như sự cần thiết của phương pháp này.

Bảng 2-2: Mức độ cần thiết của phƣơng pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt

TT Mức độ cần thiết

Giáo viên Học sinh

1 Rất cần thiết 1 49

2 Cần thiết 5 27

3 Bình thường 0 14

4 Không cần thiết 0 10

Qua bảng 2 cho thấy, đa số giáo viên và học sinh đã có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và sự nhận thức đó ở những mức độ khác nhau. Cụ thể: 5/6 ý kiến của giáo viên và 76/100 ý kiến của học sinh cho rằng, trắc nghiệm là phương pháp rất cần thiết và cần thiết để sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt. Từ sự nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết của phương pháp trắc nghiệm sẽ là điều kiện, tiền đề để giáo viên không ngừng nghiên cứu với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập cho người học, giúp người học sau khi ra trường có thể thích ứng được với sự thay đổi của người học. Mặt khác, sự nhận thức đúng đắn của học sinh sẽ nâng cao hiệu quả làm bài bằng phương pháp trắc nghiệm.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên và học sinh cho rằng nó là phương pháp bình thường. Đặc biệt, có đến 10/100 học sinh lựa chọn mức độ “không cần thiết”, chiếm. Như vậy, đây là những giáo viên và học sinh chưa thật sự nhận thức đúng đắn vai trò của phương pháp trắc nghiệm trong

67

kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt, cũng như sự cần thiết sử dụng phương pháp này vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên và chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Điều này cũng thể hiện ý thức, thái độ học tập của các em.

Như vậy, ta thấy rằng sự nhận thức của giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của phương pháp trắc nghiệm là hoàn toàn khác nhau. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ mặc dù chưa được sử dụng phổ biến nhưng giáo viên dù ít hay nhiều, dù vững vàng hay còn yếu đã nắm được kỹ thuật soạn thảo phương pháp trắc nghiệm cũng như nhận thức được vai trò của nó khá toàn diện thông qua sách báo và đổi mới phương pháp dạy học, trong khi đó học sinh vừa được tiếp xúc ít lại chưa có được sự tìm hiểu hay hướng dẫn của thầy, cô. Có được số lượng học sinh nhận thức như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thầy (cô) giáo trong quá trình soạn thảo câu hỏi kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp này.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 67 - 69)