Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 81 - 83)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Kết quả thử nghiệm

3.1.1. Khái niệm

Trong thực nghiệm sư phạm người ta chủ động gây ra những tác động vào quá trình dạy học và giáo dục để xem xét kết quả của những tác động đó. Những tác động đó có thể xảy ra trong những điều kiện có thể khống chế, điều chỉnh, thay đổi được ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên khác nhau. Thực nghiệm sư phạm thường được dùng để kiểm tra đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra từ nghiên cứu lý luận.

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu rất có hiệu lực, việc thực hiện nó rất công phu và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhà sư phạm thực hiện một tác động lên những con người cụ thể nên kết quả thu được có thể không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý.

Như vậy, những kết quả thực nghiệm thường chỉ có ý nghĩa xác suất nên phải xử lý bằng phương pháp thống kê. Nhưng muốn sử dụng phương pháp thống kê cần phải đo lường được, lượng hóa được các dấu hiệu. Đây cũng chính là một việc làm rất khó khăn nhưng kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.

3.1.2. Mục đích

Thực nghiệm sư phạm chủ yếu là nhằm vào các mục đích sau :

- Kiểm tra lại tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra từ nghiên cứu lí luận. - Kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm, xác định xem bài trắc

80

nghiệm được soạn tốt hay không? Và có đạt yêu cầu đề ra hay không?

- Kiểm tra hệ số độ khó và hệ số độ phân biệt của từng câu hỏi trắc nghiệm để chọn ra những câu hỏi có giá trị.

3.1.3. Đối tƣợng

Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 5 lớp: 10A1, 10B1, 10A7, 10B7, 10A4 trường THPT Kim Bảng C với 100 học sinh tham gia. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành khi các lớp vừa học xong chương trình Ngữ văn cả năm và được ôn tập 1 tiết để làm bài kiểm tra này.

3.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan và trung thực của kết quả kiểm tra, tránh sự trao đổi, gian lận và làm bài theo nhóm của học sinh khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi đã in đề kiểm tra ra thành 4 đề với những câu hỏi có nội dung giống nhau nhưng thứ tự của các câu hỏi ấy đã bị đảo lộn và đảo lộn cả vị trí của các câu trả lời. Mỗi đề gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, mỗi học sinh làm một đề (không sử dụng tài liệu) và học sinh chọn câu trả lời trên phiếu trả lời sau đó tôi tiến hành chấm bài bằng các phiếu đáp án khoét lỗ ở những câu trả lời tương ứng.

3.1.5. Tiến trình thực nghiệm

 Địa điểm thực nghiệm : tại phòng học của lớp 10A1,10A4 và 10A7

10B7, 10A4 – trường THPT Kim Bảng C – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

 Thời gian thực nghiệm : 7h30 sáng, thứ 5 ngày 20 tháng 04 năm 2014

 Thành phần cán bộ coi kiểm tra : Ngô Thị Hoa (giáo viên bộ môn Ngữ

Văn trường THPT Kim Bảng C – người nghiên cứu), Đ.Th.Nh. (giáo viên bộ môn Ngữ Văn trường THPT Kim Bảng C), Ch.Th.Ng (giáo viên bộ môn Lịch sử trường THPT Kim Bảng C), M.Th.Nh (giáo viên bộ môn Ngữ Văn trường THPT Kim Bảng C), Ng. Ng. Q (giáo viên bộ môn Địa lí trường THPT Kim

81

Bảng C)

 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề).

 Cách phát đề kiểm tra : các đề kiểm tra được phát xen kẽ và để đảm bảo

được tính công bằng về thời gian của học sinh khi làm bài kiểm tra các đề kiểm tra được phát úp xuống mặt bàn và học sinh không được cầm viết trong thời gian phát đề. Sau khi phát hết các đề cho từmg học sinh tôi mới cho phép các em bắt đầu làm bài và tính giờ. Khi hết giờ làm bài các bài kiểm tra được nộp ra đầu bàn và được tổ trưởng ở mỗi dãy đi thu các bài kiểm tra, sau khi kiểm tra lại đủ số bài kiểm tra thì các em học sinh được ra về.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 81 - 83)