Phân loại các phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 33 - 37)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.6.Phân loại các phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Do phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu và xây dựng các câu hỏi TNKQ, đặc biệt là câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn. Phương pháp trắc nghiệm có thể được chia ra làm ba loại lớn: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây:

Bảng 1-3. Các phƣơng pháp trắc nghiệm

 Câu mở (Open-ended): Loại câu này đòi hỏi học sinh phải nhớ lại

kiến thức hơn là nhận biết. Ví dụ: “Hồ Chủ tịch viết Nhật ký trong tù năm nào

?”. Hoặc có những câu có chỗ trống để điền vào hoặc có sự hướng dẫn để học sinh cung cấp thông tin đáp ứng với câu dẫn như: “Bên cạnh tên mỗi nước trong danh mục này, hãy viết tên thủ đô nước đó”

CÁC PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM

Quan sát Viết Vấn đáp

Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận

Tiểu luận Cung cấp thông tin

30

 Câu điền khuyết (Supply items): Học sinh phải nhớ lại kiến thức do

đó trả lời bằng một hay một số từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Các loại câu này còn gọi là loại câu hỏi điền vào chỗ trống (completion items).Ví dụ: Tên của dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? Loại câu hỏi này có ưu thế hơn các loại câu hỏi khách quan khác ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng bằng các thông tin đã cho.

 Loại câu đúng sai (True-False): Đó có thể là những phát biểu được

đánh giá là đúng hay là sai hoặc chúng có thể là các câu hỏi trực tiếp để trả lời là “có” hay “không”. Các phương án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức và một khối lượng kiến thức đáng kể có thể được kiểm tra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên câu dẫn của loại câu hỏi này phải thật hoàn toàn rõ ràng để có thể trả lời dứt khoát là “có” hay “không”. Điều này tạo ra sự khó khăn khi áp dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn, nó không tạo cơ hội cho học sinh phân biệt những sắc thái tinh tế có ý nghĩa hay nhiều cách trả lời khác ở trình độ cao hơn.

 Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice-MCQ): Loại này

thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải chọn.:

Loại câu này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải lựa chọn: Câu trả lời đúng, câu trả lời tốt nhất, câu trả lời kém nhất hay, câu trả lời không có liên quan nhất; hoặc có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp.

31

chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu.

- Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu trực tiếp hay một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác dụng như cách phát biểu để tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh.

- Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không

nên quá ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê.

+ Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn + Câu sai: Là câu kém chính xác nhất

+ Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, chúng có tác động nhiều đối với học sinh có năng lực tốt và tác dụng thu hút đối với học sinh có năng lực kém.

* Ƣu điểm:

- Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:

+ Xác định mối tương quan nhân quả + Nhận biết các điều sai lầm

+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau + Định nghĩa các thành ngữ

+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm

- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các

32

- Tính giá trị tốt hơn: Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá... rất hữu hiệu.

- Tính chất khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách

quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài.

* Nhƣợc điểm:

- Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu

còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Hơn nữa, các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.

- Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ.

- Tốn kém giấy mực khi in loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

- Câu hỏi loại này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn.

Những câu trả lời không đúng được gọi là các câu nhiễu (distractor). Câu dẫn có thể có dưới dạng sơ đồ hay đồ thị và không nhất thiết thuần tuý bằng lời. Loại câu MCQ cần được xây dựng một cách thận trọng để tránh chỗ không rõ nghĩa, nhưng chúng có thể được dùng để kiểm tra những trình độ cao hơn về

33

nhận thức tiện hơn các loại câu hỏi khách quan khác. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tôi thiết kế và thử nghiệm những câu MCQ để đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh lớp 10.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 33 - 37)