Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 42 - 46)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.9.Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.3.9.1. Cơ sở chung [7; 17]

Đánh giá câu trắc nghiệm khách quan là việc làm cần thiết cho người soạn thảo. Khi xây dựng bài trắc nghiệm khách quan phải gồm các câu hỏi đạt được hai yếu tố là độ khó thích hợp và độ phân biệt cao.

Độ khó và độ phân biệt được xác định thống kê như sau: Chia mẫu học sinh thành 3 nhóm làm bài kiểm tra:

- Nhóm điểm cao (H): 25% - 27% số học sinh đạt điểm cao nhất.

- Nhóm điểm thấp (L): 25% - 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất.

- Nhóm điểm trung bình (M): 46% - 50% (học sinh còn lại)

1.3.9.2. Độ khó của một hỏi trắc nghiệm (K)

a. Cách thứ nhất [8; 17]:

- Định nghĩa: Là tỷ số của tổng số học sinh trả lời đúng câu hỏi đó trên tổng số học sinh tham dự.

- Chỉ số khó (K): K = R/N

Trong đó 0  K  1 hay 0%  K  100% với: R là tổng số học sinh trả lời

39

b. Cách thứ hai [17]: Chia thí sinh làm 3 nhóm:

+ Nhóm giỏi: Gồm 27% số lượng thí sinh có điểm cao nhất của kỳ kiểm tra.

+ Nhóm kém: Gồm 27% số lượng thí sinh có điểm thấp nhất của kỳ kiểm

tra.

+ Nhóm trung bình: Gồm 40% số lượng thí sinh còn lại, không thuộc 2 nhóm trên. Khi đó hệ số về độ khó của câu hỏi được tính như sau:

K =NG

N

K x 100%

2n

Với: NG là số thí sinh thuộc nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi

NK là số thí sinh thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi n

là tổng số thí sinh thuộc nhóm giỏi (hoặc nhóm kém) * Nhận xét: K càng lớn thì câu hỏi càng dễ, cụ thể:

+ 0  K  0,2 Là câu hỏi rất khó

+ 0,21 K  0,4 Là câu hỏi khó

+ 0,41 K  0,6 Là câu hỏi trung bình

+ 0,61 K  0,8 Là câu hỏi dễ

+ 0,81 K  1 Là câu hỏi rất dễ

Nên dùng các câu trắc nghiệm có độ khó K nằm trong khoảng 25% đến 75%; trong khoảng từ 10% - 25% và 75% - 90%: cẩn trọng khi dùng; Nếu K < 10% hoặc K > 90% thì không nên dùng.

Tuy nhiên, nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có K < 25% hay nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt có thể dùng một số câu K > 75%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

1.3.9.3. Độ phân biệt của một câu hỏi trắc nghiệm (P) [15; 17]

Khi ra một câu trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta muốn phân biệt nhóm ấy những người có năng lực khác nhau như: giỏi, khá, trung bình, kém.. Câu trắc nghiệm khách quan thực hiện được khả năng đó gọi là có độ phân biệt.

Như vậy độ phân biệt của câu trắc nghiệm là chỉ số xác định khả năng phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém của câu trắc nghiệm đó.

Thực hiện phép tính thống kê, người ta tính được độ phân biệt theo công thức:

P =NG N K n

Với: NG là số học sinh có câu trả lời đúng của nhóm giỏi, NK là số học sinh

có câu trả lời đúng của nhóm kém và n là tổng số học sinh của mỗi nhóm (nhóm giỏi hoặc nhóm kém).

- Độ phân biệt của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao.

- Độ phân biệt của phương án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiều học sinh kém chọn. Cụ thể:

+ 0  P  0,2 Độ phân biệt rất thấp hay không có sự phân biệt

+ 0,21  P  0,4 Câu hỏi có sự phân biệt thấp.

+ 0,41  P  0,6 Câu hỏi có sự phân biệt trung bình

+ 0,61  P  0,8 Câu hỏi có sự phân biệt cao.

+ 0,81  P  1 Câu hỏi có sự phân biệt rất cao

41

chứng tỏ câu hỏi này có vấn đề.

* Tiêu chuẩn chọn câu hay: Các câu thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi hay.

- Độ khó nằm trong khoảng 0,4  K  0,6

- Độ phân biệt 0,5  P  0,7

- Câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm.

Bảng 1-4: Minh họa về độ phân biệt, không phân biệt, phân biệt âm

Câu hỏi Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 điểm của bài trắc Học sinh nghiệm A S Đ S Đ S S Đ Đ Đ Đ 6 B S S Đ Đ Đ S Đ S S Đ 5 C Đ S S S S S S S S Đ 2 D S Đ Đ Đ Đ S Đ Đ Đ Đ 8

(Đ: Câu hỏi được trả lời đúng và S: Câu trả lời sai)

Qua bảng trên thấy câu 1, câu 6, câu 10 là những là những câu cần chú ý. Câu 1 là câu có độ phân biệt âm. Những học sinh có tổng điểm cao trên toàn bài trắc nghiệm đã trả lời sai câu hỏi này, trong khi những người có điểm thấp lại trả lời đúng. Hiệu quả làm cho điểm tổng bị cụm lại vì nó làm tăng điểm của người đạt điểm thấp và hạ điểm của người đạt điểm cao.

Câu 10: Tất cả học sinh đều trả lời đúng Câu 6: Tất cả học sinh đều trả lời sai

42

Cả hai câu này đều không có độ phân giải. Vậy để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm cần thông qua độ khó K và độ phân biệt P. Từ đó chúng ta sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lý các câu trắc nghiệm đã soạn.

Bảng 1- 5: Sử dụng sự phân tích câu hỏi trong kế hoạch chỉnh lý để tăng độ phân biệt

Câu A B C D E (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm cao 17 20 3 4 6

Nhóm thấp 14 12 6 5 13

(Nhóm cao bằng 27% học sinh đạt điểm cao nhất, nhóm thấp bằng 27% học sinh đạt điểm thấp nhất, mỗi nhóm có 50 thí sinh: câu đúng là câu B).

Độ khó: K = 0,32 độ phân biệt: P = 0,16

Ta thấy câu này có khả năng phân biệt kém. Cần xem xét lại A và ý B có thể chưa rõ nghĩa, ý C và D cần có điều chỉnh để tăng sức hút đối với học sinh.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10 (Trang 42 - 46)