5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm phát triển
Một là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và có sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; tập trung đầu tƣ xây dựng, tạo bƣớc đột phá về kết cấu hạ tầng, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, xây dựng Thị xã trở thành Thị xã trực thuộc tỉnh, địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
Hai là, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hoá; lựa chọn, thu hút ƣu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, tiến tiến, công nghệ sạch, chiếm ít diện tích đất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa, bảo đảm môi trƣờng sinh thái.
Ba là, tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, khuyến khích tinh thần cống hiến, sáng tạo và trách nhiệm kết hợp với phát triển khoa học công nghệ.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng đô thị, nông thôn mới văn minh, hiện đại, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/