Xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 59 - 69)

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng.

3.2.xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1.

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG

3.2.xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1.

phân phối- bán lẻ VNF1.

Giải pháp tăng doanh thu:

Lý do: Doanh thu của công 2 năm gần đây đều tăng nhưng tốc độ tăng so với tốc độ tăng của chi phí là không đáng kể. Chính vì thế, trong tương lai cần đẩy mạnh hơn nữa doanh thu, nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Doanh thu của doanh nghiệp được cấu thành bởi lượng bán và giá bán, vì thế, muốn tăng doanh thu thì phải tăng một trong hai nhân tố trên hoặc là tăng cả hai. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như hiện nay, việc tăng giá bán là một khó khăn, bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Do đó, khối lượng bán ra của các doanh nghiệp được khai thác triệt để nhất, hiệu quả nhất.

nghiệp

Nội dung giải pháp:

+ Tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp: hoạch định các chiến lược nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường. Do trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp cần tìm cho mình một thị trường phù hợp cho mình. Công ty cần thu thập tìm kiếm cho mình những thị trường, tránh bỏ sót những thị trường mà có thể đem lại doanh thu, thu nhập cho công ty như các lân cận Hà Nội và các tỉnh duyên hải Miền Trung. Hơn thế nữa, nên tích cực chủ động để hướng vào thị trường Miền Nam, vựng lúa gạo của cả nước để khai thác nguồn nguyên liệu dồi dào, mở rộng hơn nữa quy mô công ty.

+ Tìm kiếm thông tin, tiếp cận thị trường và giữ các mối quan hệ đối với các khách hàng cũ và tìm thêm các khách hàng mới. Đối với khách hàng cũ có thể tăng các mức chiết khấu và thời gian thu tiền, các ngày lễ tết trong năm có thể gửi thiệp, quà tri ân đến cho các khách hàng. Đối với các khách hàng mới: bán chịu cho khách hàng lần đầu tiên có chiết khấu thanh toán trên giá bán. Cho khách hàng chia tiền ra làm nhiều lần, chiết khấu khi trả trước thời hạn để khuyến khích khách hàng trả tiền, làm tăng vòng quay vốn của công ty.

+ Thay đổi cơ cấu sản phẩm: cơ cấu sản phẩm của công ty hiện tại, sản phẩm chủ đạo là gạo tẻ các loại. Bên cạnh đó còn có ngô và đậu tương, hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng ít hơn; cám và tấm chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng không làm tăng doanh thu công ty. Trong tương lai, vẫn chú trọng mặt hàng gạo tẻ các loại; nên chú trọng hơn nữa vào hai mặt hàng ngô và đậu tương; tấm và cám nên loại bỏ khỏi danh mục; có thể tăng thêm một vài mặt hàng có tiềm năng trên thị trường vào danh mục công ty như mặt hàng bột mỳ, đậu xanh, đậu hà lan, cà phê, chè…

+Thực hiện chính sách khuếch trương, quảng bá năng lực của công ty, đẩy mạnh Marketing. Công ty có thể gửi mail, catalogue, thư chào hàng... để giới thiệu sản phẩm mới tới các doanh nghiệp, tham gia vào các hội chợ triển lãm sản phẩm. Gửi bày bán sản phẩm tại các siêu thị, chợ lớn trên các địa bàn. Thực hiện các chương trình quảng bá cho công ty trên các phương tiện truyền thông như tivi, radio, các website, liên kết; nơi công cộng có treo các biển hiệu quảng cáo, tham gia các triển lãm có liên quan để giới thiệu sản phẩm…tích cực tham gia các chương trình tình nguyện, ủng hộ có quy mô lớn.

+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu: có phiếu kiểm tra chất lượng trước khi xuất bán cho khách hàng. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường chất lượng, kiểm tra độ ẩm.

+ Tạo điều kiện mua hàng thuận lợi nhất cho khách hàng, tiết kiệm chi phí lưu thông cho khách hàng. Nhân viên bán hàng khi tiếp xúc với khách hàng phải thái độ niềm nở,

nghiệp

tận tình, chu đáo, không để khách hàng phải chờ đợi hay phiền lòng. Chủ động thực hiện các dịch vụ sau bán như vận chuyển hàng hóa, giữ hộ hàng sau bán,… có những chế độ hậu mãi, giải đáp mọi kiến nghị hay thắc mắc của khách hàng.

+ Giữ mối quan hệ tốt và phát huy hết khả năng của các kênh phân phối bán hàng. Khi có điều chỉnh tăng giá, thông báo cho các kênh phân phối trước tầm 15, 20 ngày để tránh hiện tượng bị lỗ. Tích cực thưởng cho các đại lý, cửa hàng chuyên doanh khi có lượng tiêu thụ lớn, nhất là các dịp lễ Tết cuối năm để khuyến khích bán hàng và thể hiện được sự quan tâm của công ty tới các kênh phân phối.

+ Chính sách cho nhân viên: Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao tay nghề, kỹ thuật, rèn luyện ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Có những chế độ đãi ngộ hợp lý về tài chính như thưởng vào các dịp lễ tết, ngày nghỉ, cuối năm nếu kinh doanh có hiệu quả có thể thưởng thêm tháng lương thứ 13… trong năm, nên tổ chức giao lưu, tọa đàm về các ngày như 8-3, 20- 10 với các chị em, tổ chức các cuộc thi đấu giữa các anh chị em trong công ty như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, tenis,.. tổ chức các chuyến đi du lịch nghỉ mát để giao lưu mở rộng với các phòng ban để trong quá trình làm việc có sự kết hợp chặt chẽ hơn. May đồng phục cho các cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng tạo ấn tượng tốt nhất cho khách hàng khi đến mua hàng của công ty.

Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện được các nội dung trên, cần xây dựng được kế hoạch cụ thể và rõ ràng về nội dung thực hiện: về nhân lực, kinh phí thực hiện các do các phòng marketing, kinh doanh và kế toán lập nên. Thông qua sự đồng ý và thống nhất của ban lãnh đạo, các kế hoạch đề ra được phổ biến xuống các phòng ban chịu trách nhiệm chính. Các phòng ban còn lại chịu trách nhiệm giám sát, hỗ trợ cho việc tiến hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những sự kiện bất thường hay ngoài kế hoạch, kế hoạch đề ra không phù hợp nữa thì phải có những điều chỉnh thích hợp.

Giải pháp tiết kiệm chi phí:

Tiết kiệm chi phí là điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty. Mặt khác các khoản chi phí trong những năm gần đây của công ty tăng với tỷ lệ tăng khá cao, gần bằng tỷ lệ tăng của doanh thu. Do đó, việc tiết kiệm chi phí là vấn đề hết sức quan trọng nhằm nhằm cao kết quả kinh doanh của công ty trong các năm tiếp theo.

nghiệp

Lý do: Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc kiểm soát các loại chi phí giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ; chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các loại chi phí khác, đảm bảo các loại chi phí chi ra một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất. Khi các chi phí này tăng cao, không kiểm soát được thì cho dù doanh thu có cao thì lợi nhuận cũng không đáng kể. Do đó, để góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao kết quả kinh doanh cần phải kiểm soát được các chi phí này ở mức thấp nhất có thể. Đề ra các giải pháp và thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp đó.

Nội dung: Nhận biết được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty. Nội dung phương pháp là tập trung vào việc tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để cắt giảm bớt chi phí kinh doanh, từ đó tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán.

Tiết kiệm chi phí mua hàng; thu mua hàng hóa với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí mua hàng và thỏa thuận với giá hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn; nên thu mua từ các hộ nông dân để tiếp cận lượng hàng giá tốt, đáp ứng nhu cầu lượng hàng hóa cần cung ứng; tính toán lượng tồn kho hợp lý để tiết kiệm chi phí lưu kho. Tiết kiệm chi phí mua hàng bằng cách ký hợp đồng vận chuyến dài hạn, tránh hiện tượng chi phí tăng do giá cả nhiên liêu tăng. Thu thập giá cả thị trường, chính sách thu mua với số lượng thích hợp. Nếu thu thập thông tin có liên quan đến giá cả tăng trong thời gian tới thì nên có chính sách thu mua với số lượng lớn tránh tình trạng tăng giá. Trong thu mua nên có kế hoạch thu mua dựa theo nhu cầu, các đơn đặt hàng, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, tránh kiểm tra sơ sài, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín công ty. Thu mua với số lượng lớn để được chiết khấu và giảm chi phí lưu thông, tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Nên trực tiếp thu mua lương thực trực tiếp từ các hộ nông dân, hạn chế thu mua của các doanh nghiệp trung gian.

Xem xét thời điểm cung ứng để tính toán hàng tồn kho hợp lý. Điều chỉnh giá phù hợp bằng cách thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, nên căn cứ vào mức chuẩn hiệp hội lương thực Việt Nam để điều chỉnh giá bán hợp lý, mức trang trải chi phí công ty, không thấp hơn giá hiệp hội đưa ra.

+ Kiểm soát chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đi bán, nhằm tránh được các biến động nhiên liệu, giá cả xăng, dầu , để kiểm soát cần ký kết các hợp đồng dài hạn,tránh biến động không tốt ảnh hưởng đến công ty. Chính sách tiết kiệm trong quản lý, sử dụng bao bì, kiểm tra hoat động nhập, xuất bao bì và những thông tin về sử dụng bao bì tại đơn vị có

nghiệp

chính đáng hay không, tổ chức tái sử dụng với những bao bì còn đảm bảo chất lượng. Nên sử dụng những bao bì chất lượng, dai, tốt để có thể sử dụng nhiều lần và đảm bảo bảo quản hàng hóa tốt trong quá trình sử dụng.

+ Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nhắc nhở nhân viên có ý thức tiết kiệm trong sử dụng tài sản, đồ dùng văn phòng bằng cách đề ra khen thưởng, xử phạt trong sử dụng đồ dùng và tài sản công ty. Có quy định cụ thể trong sử dụng điện, điện thoại tại đơn vị, tránh sử dụng cho mục đích cá nhân. Các chi phí hội họp, tiếp khách rõ ràng, có quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí tài sản công.

Điều kiện thực hiện: Có văn bản ra các chính sách, biện pháp tiết kiệm của công ty, chuyển đến cho từng phòng ban có liên quan thực hiện. Hàng tháng lập kế hoạch chi tiết các khoản chi, cuối tháng đối chiếu xem xét lại tình hình thực hiện trong tháng so với kế hoạch, có thực hiện đúng với các điều khoản công ty đề ra để áp dụng hay không. Thường xuyên cử người giám sát tình hình thực hiện, nếu không đúng cần phải giải trình chi tiết. Phòng ban nào thực hiện tốt sẽ có chế độ khen thưởng hợp lý, nếu vi phạm hay vượt quá quy định các khoản chi sẽ bị phạt.

Giải pháp về con người và năng suất lao động.

Lý do: Từ những hạn chế cùa công ty, nắm được thực trạng sử dụng lao động của công ty chưa hiệu quả. Để đạt đên mục tiêu kết quả kinh doanh cao, công ty ngày càng mở rộng, phát triển bền vững, cần phải nâng cao năng suất lao động. Việc nâng cao năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn, đối với công ty tăng năng suất lao động đồng nghĩa với tăng lợi nhuận, tăng kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với ngành: tăng năng suất lao động làm khả năng tái sản xuất tăng lên, từ đó quy mô ngành cũng tăng cao, vị thế đóng góp đối với ngành cũng được cải tiến đối với người lao động, tăng năng suất là tăng lượng gía trị mà người lao động tạo ra, từ đó thu nhập và lợi ích vật chất khác cũng tăng theo. Nâng cao năng suất lao động làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng mở rộng về quy mô, chất lượng.

Nội dung: Các trường hợp xảy ra khi tiến hành tăng năng suất lao động ở công ty, đó là: Thứ nhất doanh thu tăng, số lao động bình quân không đổi, khi đó chi phí không đổi, lợi nhuận công ty cao hơn trước nhưng quy mô không tăng.Thứ hai doanh thu không đổi, số lượng lao động bình quân giảm, chi phí chi cho lao động giảm, lợi nhuận công ty cao hơn trước nhưng quy mô công ty giảm.Thứ ba doanh thu tăng và số lao động bình quân giảm, lợi nhuận trong trương hợp này là cao nhất, nhưng do số lượng lao động giảm nên quy mô kinh doanh giảm.Thứ tư doanh thu tăng và số lao động bình quân đều giảm,

nghiệp

doanh thu giảm ít hơn so với mức tiết kiệm chi phí giảm từ lao động. công ty thu được lợi nhuận , tuy nhiên cả doanh thu và quy mô đều giảm so với trước.Thứ năm doanh thu và số lượng lao động đều tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn so với mức chi phí tăng lên do lao động. lúc này cả doanh thu và quy mô đều tăng. Đây chính là lựa chọn tối ưu cho công ty, phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Điều kiện thực hiện:

Để nhân viên của mình đạt được năng suất cao và luôn đạt thành công, các lãnh đạo và những nhà nhân sự trong công ty cần đảm bảo họ luôn được khích lệ, cam kết tổ chức, thi thoảng cần một cú hích để có thể cải thiện được năng suât, tinh thần của nhân viên. Cần có những chính sách đãi ngộ thích hợp cả về vật chât, tinh thần cho đội ngũ nhân viên để họ cảm thấy thoải mái, đầy đủ nhất để có thể cống hiến hết mình cho công ty. Thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ , cũng như rèn luyện, phát triển và nâng cao những kỹ năng cần thiết.

Sắp xếp công việc phù hợp với trình độ kỹ năng của mỗi người, nhiều lãnh đạo, nhà tuyển dụng đã bỏ qua yếu tố này khi phân công nhân sự. Sự phù hợp với công việc có nhiều khía cạnh , để xác định được một cách hiệu quả mức độ phù hợp công việc của một người, phải tìm hểu tính cách và sự ảnh hưởng những tính cách đó đến hiệu suất làm việc và mối quan hệ với quản lý, phòng ban. Đây chính là công cụ vô giá gía giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên. Vì vậy, khi cân nhắc luân chuyển phòng ban, vị trí hay tuyển thêm người mới cần phải tìm hiểu kỹ về tính cách, hành vi cốt yếu và khả năng, sở thích để xếp đặt họ đúng vị trí, phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Nếu quá trình sử dụng vốn không hiệu quả, không phát huy hết tiềm năng và nguồn lực sẵn có thì kết quả kinh doanh sẽ không cao. DN cần xem xét quá trình sử dụng vốn như thế nào để có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý thu hồi công nợ.

Lí do: nhận thấy các khoản phải thu tăng dần theo các năm, chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Cần có những biện pháp thu hồi công nợ.

nghiệp

Nội dung thu hồi công nợ: Công ty cần có bộ phận chuyên thẩm định rủi ro, uy tín khách hàng. Đồng thời cần đánh giá kỹ những ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận công ty.

Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất từng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tín thấp, công ty cũng không nên quá

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 59 - 69)