Hạn chế tồn tại, nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 57 - 59)

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng.

3.1.2.Hạn chế tồn tại, nguyên nhân.

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG

3.1.2.Hạn chế tồn tại, nguyên nhân.

Bên cạnh những thành quả đạt được trong suốt quá trình xây dựng và phát triển công ty, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế. Sau đây là một số những hạn chế mà em đã tìm ra trong quá trình phân tích kết quả kinh doanh của công ty.

Về doanh thu.

Nhận thấy khi phân tích xu hướng biến động của doanh thu tăng, tốc độ tăng của doanh thu qua các năm là rất lớn. Tuy nhiên năm 2012 so với 2011 tốc độ tăng là 26,77%, mức độ tăng ít hơn mức độ tăng bình quân các năm, nguyên nhân là do trong năm 2012 có nhiều biến động về kinh tế, lạm phát, giá cả hàng hóa đều tăng, lượng hàng hóa bán ra của công ty ít hơn, bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ bên trong và bên ngoài nước, cho nên việc tiêu thụ có phần giảm hơn.

Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và các mặt hàng và các mặt hàng chủ yếu, doanh thu bán hàng của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu mặt hàng gạo tẻ các loại tăng; doanh thu của các nhóm hàng ngô, đậu tương cũng làm tăng doanh thu nhưng mức tăng chậm; mặt hàng tấm, cám làm giảm doanh thu của công ty.

Phân tích sự biến động của số lượng hàng bán và giá bán ảnh hưởng đến doanh thu, nhận thấy chỉ có mặt hàng gạo tẻ các loại doanh thu tăng chủ yếu là do lượng bán tăng. Các mặt hàng còn lại là ngô, đậu tương tăng chủ yếu là do giá bán hàng hóa tăng, lượng bán hàng hóa giảm; tấm, cám mặc dù tăng giá bán hàng hóa nhưng lượng bán hàng hóa giảm nhiều hơn nên vẫn làm doanh thu bán hàng giảm. Nguyên nhân là do lạm phát, giá cả tăng lên, các chi phí của các mặt hàng tăng, dẫn đến giá bán các sản phẩm bị đẩy lên. Trong khi đó, do các mặt hàng này không phải là mặt hàng trọng yếu, công ty chưa có sự quan tâm đúng mức về các khâu quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm nên lượng bán giảm.

Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là: năng suất lao động và tổng số lượng lao động của công ty, nhận thấy rằng doanh thu tăng do tổng số lao động tăng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này là không tốt, nói lên tình hình sử dung lao động của công ty là chưa hiệu quả. Số lượng lao động lớn mà hiệu quả sử dụng lao động lại chưa cao. Công ty chưa biết cách tận dụng tối đa nhân viên của mình. Trong quá trình phân công lao động, đôi khi có sự điều chuyển giữa các vị trí, bộ phận, phần hành công

nghiệp

việc. Khi được giao những công việc, những vị trí không phù hợp với họ, họ sẽ làm việc không có tâm huyết, tiềm năng của họ sẽ bị lãng phí, năng suất lao động sẽ bị giảm sút. Sự phù hợp của công việc có nhiều khía cạnh như sự phù hợp với công việc, phù hợp quản lý, phù hợp giữa đội, nhóm và phù hợp với tổ chức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động của công ty giảm, làm doanh thu của công ty giảm.

Tỷ lệ tăng của chi phí vẫn cao so với tỷ lệ tăng của doanh thu.

Kết quả của phân tích chung tình hình kết quả kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 cho thấy, tỷ lệ tăng của tổng doanh thu đạt 26,4%, trong khi đó tổng mức chi phí là 25,57%. Nhìn chung, việc quản lý chi phí của doanh nghiệp còn chưa hiệu quả, đang còn chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu thu được.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 83.776,01 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,58%. Doanh thu tài chính năm 2012 so với năm 2011 giảm 7.537,778 triệu đồng, tương ứng giảm 77,8%. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.445,125 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 426,79%. Giá vốn hàng bán tăng lên 81.330,872 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 28,77 %. Chi phí tài chính tăng 2.512,523 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 12.044%. Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 giảm 56,21 triệu đồng, tương ứng giảm -0,6125% Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 5.496,844 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 33,55%.

Chính vì thế mà doanh thu khi bù đắp chi phí thì lợi nhuận còn lại của công ty chẳng còn bao nhiêu. Trong tương lai công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên, tránh thất thoát vốn gây ảnh hưởng đến kết quả chung .

Hiệu quả sử dụng vốn là chưa cao.

Nhận thấy tình hình sử dụng vốn của công ty là chưa hiệu quả, lượng hàng tồn kho

năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011, do đó mà giá vốn hàng bán của công ty tăng cao. Mặc dù biết doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, lượng hàng hóa thu mua theo thời vụ, thời điểm, thế nhưng nếu lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn của công ty, hơn nữa còn làm tăng các khoản chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản… Bên cạnh đó là việc công ty bị chiếm dụng vốn, các khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011 là do các chính sách bán hàng của công ty, để thúc đẩy lượng hàng hóa bán ra mà công ty đã cho nhiều khách hàng nhận nợ, do đó mà lượng

nghiệp

vốn đáng lẽ được đưa ra quay vòng tiếp tục sản xuất kinh doanh bị chiếm dụng. Các khoản chi phí trả trước cho nhà cung cấp cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Trong khi đó, để tiếp tục kinh doanh sản xuất, công ty đã phải huy động vốn bên ngoài như vay của các ngân hàng thương mại, vay của tổng công ty lương thực Miền Bắc. Các khoản vay này chịu lãi cao, điều đó giải thích tại sao chi phí tài chính của doanh nghiệp năm nay tăng nhiều hơn năm trước.

Cần xem xét lại các danh mục đầu tư của công ty để có những hướng đi hợp lý, phù hợp với xu thế thị trường nhằm nâng cao doanh thu tài chính của công ty.

Công tác phân tích thống kê chưa được quan tâm đúng mức.

Công ty chưa quan tâm đúng mức đến dự báo thống kê, mới chỉ coi công tác phân tích là bộ phận nhỏ trong công tác tài chính- kế toán, tiến hành song song thực hiện kèm hoạt động quyết toán sổ sách kế toán trong thời gian cuối năm. Kết quả phân tích chưa được chú trọng để thành nguồn thông tin quan trọng để đề ra các quyết định.

Đội ngũ cán bộ công ty đang còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chuyên môn. Đa số cán bộ phân tích đào tạo chuyên ngành kế toán, đang làm việc chuyên ngành kế toán, chỉ thực hiện phân tích vào cuối năm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng nên cả kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, khả năng sử dụng kỹ thuật, công cụ phân tích còn yếu kém. Công tác phân tích còn sơ sài, chưa hoàn thực hiện.Vật chất, kỹ thuật thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra do bộ phận phân tích chưa được tổ chức thành một phòng ban chức năng hoạt động độc lập mà vẫn nằm trong phòng kế toán- tài chính, cơ sở vật chất còn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 57 - 59)