Tế bào nhầy bề mặt được tái sinh khoảng mỗi 3-5 ngày.
Vòng đời tương đối ngắn của các tế bào nhầy bề mặt, khoảng 3-5 ngày được điều tiết bởi hoạt động phân bào nguyên nhiễm ở eo tuyến, đoạn hẹp nằm giữa hốc dạ dày (gatric pit)
và tuyến đáy dạ dày. Eo của tuyến đáy chứa một nguồn dự trữ mô tế bào mầm mà trải qua hoạt động phân bào nguyên nhiễm, cung cấp cho sự tái sinh tế bào liên tục. Hầu hết các tế bào được tạo mới ở vùng này trở thành các tế bào nhầy bề mặt. Chúng di cư đi lên dọc theo thành hốc đến bề mặt khoang dạ dày và cuối cùng tỏa vào khoang dạ dày (stomach lumen).
Các tế bào tuyến đáy có một vòng đời tương đối dài.
Các tế bào khác di cư từ vùng eo vào các tuyến dạ dày để tạo ra các tế bào thành, tế bào đỉnh, tế bào chính, tế bào tuyến nhầy và tế bào ruột nội tiết. Các loại tế bào này góp phần cấu thành niêm mạc tuyến. Chúng có đời sống tương đối dài. Tế bào thành có đời sống dài nhất, khoảng 150-200 ngày. Mặc dù tế bào thành phát triển từ cùng những tế bào gốc chưa biệt hóa, nhưng vòng đời của nó lại khác biệt. Gần đây người ta đưa ra giả thuyết rằng tế bào thành có nguồn gốc từ vi khuẩn co tên là Neurospora crassa mà trước đây tồn tại dưới dạng cộng sinh với các tế bao dạ dày người. Cơ sở của giả thuyết này là bơm proton của người được tìm thấy trong tế bào thành mang một sự tương đồng di truyền mạnh với các bơm proton tìm thấy trong vi khuẩn này. Người ta cho rằng DNA của vi khuẩn được chuyển vị và sau đó được sáp nhập vào nhân của các tề bào mầm, có lẽ sự chuyển vì này có sự hỗ trợ của virus.
Các tế bào chính và tế bào ruột nội tiết được ước tính sống khoảng 60-90 ngày trước khi chúng bị thay thế bởi các tế bào mới di cư xuống từ eo. Ngược lại, các tết bào cổ nhầy có đời sống ngắn hơn nhiều, xấp xỉ 6 ngày.