Các niêm dưới niêm dọc, các nếp nhăn, cho phép dạ dày căng giãn khi được đổ đầy.
Dạ dày có mặt phẳng cấu trúc chung giống nhau xuyến suốt, bao gồm niêm mạc, lớp dưới niêm, lớp cơ ngoài và thanh mạc. Sự khảo sát mặt trong dạ dày trống thấy rõ nhiều nếp gấp dọc hay các lằn gợn gọi là các nếp nhăn. Chúng nổi trội ở những vùng chật hơn cảu dạ dày, nhưng ít phát triển ở phần trên dạ dày. Khi dạ dày căng phồng hoàn toàn, các nếp nhăn cấu tạo bởi niêm mạc và lớp dưới niêm bên dưới, hầu như biến mât. Các nếp nhăn không thay đổi tổng diện tích bề mặt mà chúng điều tiết phù hợp cho sự giãn và đổ đầy dạ dày.
Một sự quan sát bề mặt dạ dày bằng kính lúp tay cho thấy những vùng nhỏ hơn của niêm mạc được hình thành bởi các đường khía (grooves) hay các rãnh nông, chia dạ dày thành những vùng phình lên không đều, được gọi là những vùng có núm. Những đường khia này làm tăng nhẹ diện tích bề mặt cho sự bài tiết. ở độ phóng đại lớn hơn có thể quan sát được nhiều lỗ trên bề mặt niêm mạc. Những lỗ này gọi là các hốc dạ dày (gastric pits) hay các lòm (foveola). Chúng dễ dàng được làm thấy rõ khi quét bằng kính hiển vi điện tử. Các tuyến dạ dày đổ vào đáy các hốc dạ dày.
Ảnh chụp một dạ dày người cắt đôi
Các tế bào bề mặt lót mặt trong dạ dày và các hốc dạ dày.
Biểu mô lót bề mặt và các hốc dạ dày là biểu mô trụ đơn. Mỗi tế bào bề mặt sở hữu một hõm đỉnh lớn chứa các hạt tạo mucin (mucinogen granules), tạo ra một tấm tuyến tế bào. Các hõm đỉnh nhầy chiếm hầu hết thể tích tế bào. Nó trống trong các lát cắt huộm H&E thông thường vì các mucinogen bị mất đi trong quá trình cố định và loại nước. Tuy nhiên, khi mucinogen được bảo tồn trong lát cắt cố định phù hợp thì các hạt bắt màu đậm với xanh toluidine và với thủ thuật PAS (periodic acid–Schiff). Sự bắt màu xanh toluidine phản ánh sự hiện diện nhiều nhóm anion trong glycoprotein của mucin, một trong số đó là bicarbonate.
ảnh chụp hiển vi của chỗ nối dạ dày – thực quản. tại đây biểu mô lát tầng của thực quản đột ngột kết thúc, và biểu mô trụ đớn của niêm mạc dạ dày bắt đầu. bề mặt dạ dày chứa nhiều lỗ hõm tương đối sâu gọi là các gastric pits, được hình thành bởi biểu mô bề mặt. các tuyến trong vùn lân cận thực quản, các tuyến tâm vị kéo dài từ đáy của những hõm(pits) này . các tuyến đáy xuất hiện cũng tương tự ở đáy của các gastric pits và rõ rệt trong phần còn lại của niêm mạc. chú ý lớp cơ ngoài tương đối dày. ×40.
Bề mặt niêm mạc của dạ dày. a. hình ảnh quét điện tử bộc lộ bề mặt niêm mạc dạ dày. các gastric pits chứa vật chất tiết hầu hết là nhầy (mũi tên). Chất nhầy bề mặt vừa được rửa sạch để thấy rõ các tế bào niêm mạc bề mặt.×1000. b. mặt đỉnh của các tế bào nhầy bề mặt lót dạ dày và các gastric pits. Lưu ý hình dạng đa giác, kéo dài của các tế bào.×3000.
Các tuyến dạ dày. a. niêm mạc đáy từ một mẫu nhuộm Alcian blue/PAS để nhìn thấy chất nhầy. lưu ý biểu mô bề mặt lõm sâu để hình thành các gastric pits. Các tế bào nhầy bề mặt và các tế bào lót các gastric pits dễ dàng được nhận diện trong mẫu nhuộm này vì chất nhầy trung tình bên trong những tế bào này bắt màu đậm. Một trong những gastric pits và tuyến đáy liên quan của nó được được miêu tả bởi những đường đứt. Tuyến này tiêu biểu cho một tuyến ống phân nhánh đơn (các mũi tên chỉ mô hình phân nhánh). Nó kéo dài từ đáy của gastric pit tới lớp cơ niêm. Lưu ý các đoạn của tuyến: eo ngắn, vùng của sự phân chia tế bào cổ tương đối dài; và một đáy rộng và ngắn hơn. Sự bài tiết nhầy của các tế bào cổ nhầy khác với sự bài tiết nhầy của các tế bào nhầy bề mặt như được chứng minh bởi sự bắt màu đỏ nhẹ hơn trong vùng này của tuyến. ×320. Sơ đồ đơn giản của tuyến dạ dày, minh họa mối liên hệ giữa tuyến với gastric pit. Lưu ý vùng eo chứa các tế bào đang phân chia và các tế bào không biệt hóa; vùng cổ chứa các tế bào cổ nhầy, các tế bào thành, và các tế bào ruột nội tiết, bao gồm các tế bào lấy tiền chất amine và khử carboxyl. Tế bào thành là các tế bào, lớn, ái toan, có dạng hình lê được tìm thấy trên toàn bộ tuyến. Đáy tuyến chứa chủ yếu là các tế bào chính (chief cells), một ít tế bào thành, và nhiều loại tế bào ruột nội tiết (enteroendocrine cells).
Nhân và bô máy Golgi của tế bào nhầy bề mặt nằm dưới hõm nhầy (mucous cup). Phần đáy của tế bào chứa một lượng nhỏ rER mà có thể cho một màu ái toan lợt trong tế bào chất khi được quan sát trong những mẫu được bảo tồn tốt.
Chất tiết nhầy của các tế bào nhầy bề mặt được mô tả như là các chất nhầy có thể trong thấy rõ ràng vì sự hiện diện đục của nó. Nó hình thành một vỏ dày, dẻo, giống gel kết dính với bề mặt biểu môl do đó nó bảo vệ biểu mô khỏi sự trầy xước do tác động của những thành phần gồ ghề hơn của dưỡng trấp. Hơn nữa, nồng độ K+ và HCO3 cao bảo vệ biểu mô khỏi dịch vị tính acid. Bicarbonate làm chất nhầy kiềm được tiết bởi các tế bào bề mặt nhưng bị ngăn chặn sự trôn lẫn nhanh chóng với các chất trong lòng dạ dày bởi sự miềm chế của nó bên trong vỏ nhầy. Cuối cùng prostaglandin xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng trong việc bào vệ niêm mạc dạ dày. Chúng kích thích sự bài tiết bicarbonate và sự dày lên của lớp nhầy với sự giãn mạch đi kèm trong lớp lamina propria. Hoạt động này cải thiện sự cung cấp dinh dưỡng tới bất kì vùng niêm mạc dạ dày nào bị phá hủy, do đó tối ưu hóa những điều kiện cho sự sửa chữa tế bào.
Lớp lót dạ dày khó có vai trò trong hấp thu. Tuy nhiên một số chất như nước, muối, và các thuốc tan trong lipid có thể dược hấp thu. Ví dụ, rượu, và các thuốc nhất định như aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid có thể đi vào lamina propria bằng cách phá hủy biểu mô bề mặt. Thậm chí những liều nhỏ aspirin ngăn chặn sự sản xuất các prostaglandins bảo vệ bởi biểu mô dạ dày. hơn nữa aspirin tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày gây cản trở những tính chất kị nước của niêm mạc dạ dày.