Lớp cơ ngoà

Một phần của tài liệu mô học ống tiêu hóa (Trang 29 - 35)

Trong hầu hết các phần cảu ống tiêu hóa bao gồm 2 lớp cơ trơn đồng tâm và tương đối dày. Các tế bào lớp trong tạo nên một đường xoắn ốc chặt được coi là một lớp cô vòng; các tế bào lớp ngoài hình thành nên một đường xoắn ốc lỏng lẻo, được coi là lớp cơ dọc. nằm giữa hai lớp cơ là một lớp mô liên kết mỏng. Bên trong lớp mô liên kết này có đám rối thần kinh cơ ruột ( đám rối Auerbach’s), chứa thân các tế bào thần kinh (các tế bào hạch) của các nerons đối giao cảm sau synapse và các neurons của hệ thần kinh ruột, cũng như chứa các mạch máu và mạch bạch huyết.

Sự co thắt của lớp cơ ngoài hòa trộn vào đẩy thức ăn trong lòng ống tiêu hóa đi tới.

Sự co thắt của lớp co vòng bên trong nén và trộn thức ăn bằng cách co thắt lòng ống; sự co thắt lớp cơ dọc ở ngoài đẩy thức ăn bằng cách thu ngắn ống. Sự co thắt chậm, có nhịp điệu của những lớp cơ này dưới kiểm soát của thần kinh ruột tạo ra nhu động ( đó là những cơn

sóng của sự co thắt). Nhu động được biểu hiện bởi sự co thắt và làm ngắn ống, làm di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa.

Một ít vùng dọc theo ống biểu hiện những biến đổi trong lớp cơ ngoài. Ví dụ thành của đầu gần thực quản (cơ thắt hầu – thực quàn), và xung quanh lỗ hậu môn (cơ thắt hậu môn ngoài), các cơ vân tạo thành một phần lớp cơ ngoài. Trong dạ dày một lớp thứ 3, lớp cơ trơn chéo, sâu vào trong lớp cơ vòng. Cuối cùng ở ruột già, lớp cơ dọc dày lên để hình thanh 3 dải dọc kết tràng. Trong lúc co thắt dải dọc kết tràng thu ngắn ống tiêu hóa và đẩy các chất trong lòng đi tới.

Lớp cơ trơn vòng tạo nên các cơ thắt ở những vị trí chuyên biệt dọc theo ống tiêu hóa.

ở nhiểu điểm dọc theo ống tiêu hóa lớp cơ vòng dày lên tạo ra các cơ thắt hoặc valves. Từ hầu họng, những cấu trúc này bao gồm:

Cơ thắt hầu – thực quản. Thực sự thì phần thấp nhất của cơ nhẫn hầu (cricopharyngeus muscle) về mặt sinh lý được cho là cơ thắt thực quản trên. Nó ngăn không khí đi vào thực quản.

Cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt này nằm bên dưới, cuối cùng của thực quản; hoạt động của nó được tăng cường bởi cơ hoành bao quanh thực quản tại vị trí này. Nó tạo ra sai biệt áp lực giữa thực quản và dạ dày, ngăn chặn sự tào ngực dạ dày thực quản. sự giãn bất thường của cơ thắt này cho phép dưỡng trấp có tính acid từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu không được điều trị thì tình trạng nào có thể tiến triển thành bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (gastroesophageal reflux disease (GERD)), đặc trưng bởi sự viêm niêm mạc thực quản (reflux esophagitis), làm hẹp và khó nuốt (dysphagia) với sự đi kèm đau ngực.

Cơ thắt môn vị nằm ở chỗ nối giữa môn vị dạ dày với tá tràng (gastroduodenal sphincter), nó kiểm soát sự phóng thích dưỡng trấp (chyme – thức ăn đã được tiêu hóa một phần nằm trong dạ dày), vào tá tràng.

Valve hồi manh tràng nằm ở chỗ nối giữa ruột non và ruột già. Nó ngăn cản sự trào ngược từ ruột già với nhiều vi khuẩn qua phần xa của hồi tràng, nơi có ít vi khuẩn.

Cơ thắt hậu môn trong. Đây là cơ thắt ở xa nhất, bao quanh ống hậu môn và ngăn cản phân vào ống hậu môn từ từ trực tràng chưa bị làm căng.

Lớp thanh mạc và ngoại mạc.

Thanh mạc hay ngoại mạc cấu thành lớp ngoài nhất của ống tiêu hóa. Thanh mạc là một màng trong gồm một lớp tế bào biểu mô lát đơn, gọi là trung biêu mô (mesothelium) và một

lượng nhỏ mô liên kết nằm bên dưới. Thanh mạc là lớp nông nhất trong các lớp của ống tiêu hóa lơ lửng trong khoang màng bụng (peritoneal cavity). Vì thế thanh mạc liên tục với cả mạc treo và lớp lót khoang bụng (abdominal cavity).

Các mạch máu và bạch huyết lớn và các thân dây thần kinh đi xuyên qua lớp thanh mạc (xuất phát và đến mạc treo) để đến thành ống tiêu hóa. Những lượng lớn mô mỡ có thể phát triển trong mô liên kết thanh mạc (và trong mạc treo).

Một số phần của ồng tiêu hóa không có lớp thanh mạc. Những phần này bao gồm đoạn ngực của thực quản và các phần của các cấu trúc trong các khoang bụng, chậu mà được cố định vào thành khoang – tá tràng, kết tràng lên và xuống, trực tràng và ông hậu môn. Các cấu trúc này được gắn vào thành bụng và thành khung chậu bởi mô liên kết, lớp ngoại mạc (adventitia). Ngoại mạc trôn lẫn với mô liên kết của thành.

Thực quản

Thực quản là một ống cơ cố định, giúp phân phối thức ăn, chất lỏng từ hầu đến dạ dày.

Thực quản chạy qua cổ và trung thất, nơi mà nó được gắn với các cấu trúc lân cận bởi mô liên kết. Vì nó đi vào khoang bụng, nên nó tự do một khoảng ngắn khoảng 1-2cm. chiều dài tổng cộng thực quản khoảng 25 cm. Trên lát cắt ngang, lòng thực quản trong trạng thái xẹp bình thường có một hình ảnh phân nhánh vì những nếp gấp dọc. Khi một bolus (một khối thức ăm mềm đã được nhai) của thức ăn đi qua thực quản, lòng ống mở rộng không gây tổn thương niêm mạc.

Niêm mạc lót dọc theo chiều dài thực quản có lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa. Tuy nhiên, ở nhiều loài động vật lớp biểu mô này được sừng hóa, phản ảnh một chế độ thức ăn thô. Ở người các tế bào bề mặt có thể biểu hiện một vài hạt keratohyalin, nhưng sự keratin hóa thường không xảy ra. Lớp lamina propria bên dưới giống như lớp lamina propria của các đoạn khác trên toàn ống tiêu hóa; mô lymph lan tỏa nằm rải rác xuyên suốt, các nốt lymph hiện diện thường trong đầu gần của các ống của các tuyến nhầy thực quản. Lớp sâu biểu mô, lớp cơ niêm được cấu tạo bởi cơ trơn dọc, bắt đầu từ gần mức sụn nhẫn. Nó dày bất thường ở đầu gần thực quản và có thể hỗ trợ quá trình nuốt.

Lớp dưới niêm bao gồm một lớp mô liên kết dày không đều chứa các mạch máu và bạch huyết lớn hơn, các dây thần kinh và các tế bào hạch. Các dây thần kinh và các tế bào hạch cấu tạo nên đám rối dưới niêm (đám rối Meissner’s). Các tuyến cũng xuất hiện. Thêm

vào đó các mô lymph lan tỏa và các nốt lymph xuất hiện hầu hết các phần trên và dưới của thực quản nơi mà các tuyến dưới niêm thường thấy hơn.

Lớp cơ ngoài bao gồm hai lớp cơ. Một lớp cơ tròn bên trong và lớp cơ dọc bên ngoài. Nó khác với lớp cơ ngoài tìm thấy trong phần khác của ống tiêu hóa. Một phần ba trên thực quản là cơ trơn, một sự tiếp tục của cơ hầu. Các bó cơ vân và cơ trơn trôn lẫn và đan xen trong lớp cơ ngoài của một phần ba giữa của thực quản; lớp cơ ngoài của phần ba dưới chỉ gồm cơ trơn như trong các phần còn lại khác của ống tiêu hóa. Một đám rối thần kinh, đám rối thần kinh ruột (đám rối Auerbach’s), hiện diện giữa lớp ngoài và lớp trong. Vì trong lớp dưới niêm (Meissner’s), các dây thần kinh và các tế bào hạch hiện diện ở đây. Đám rối này phân phối lớp cơ ngoài và tạo ra nhu động.

ảnh chụp hiển vi của thực quản. Đây ảnh hiển vi độ phóng đại thấp thể hiện một lát cắt nhuộm H&E của thực quản với thành của nó gấp đặc trưng cho lòng ống một hình ảnh không đều. Niêm mạc bao gồm một lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa tương đối dày. Một lớp mỏng lamina propria chứa các nốt lymph thưa thớt (occasional lymphatic nodules), và lớp cơ niêm. Các tuyến hiện diện trong lớp dưới niêm; các ông của chúng đổ vào lòng thực quản, không rõ rệt trong lát cắt này. Bên ngoài lớp dưới niêm trong phần này của thực quản là một lớp cơ ngoài dày tạon ên lớp cơ trơn vòng trong lớp cơ trơn dọc ngoài. Ngoại mạc được nhìn thấy chỉ lớp cơ ngoài. ×8.

Như đã nói ở trên, thực quản đượcc ố định bởi các cấu trúc lân cận trên suốt chiều dài của nóm do vậy lớp ngoài cấu tạo bởi ngoại mạc (adventitia). Sau khi vào khoang bụng, phần ngắn còn lại của ống thực quản được bao phủ bởi thanh mạc (serosa), phúc mạc tạng.

ảnh chụp hiển vi của niêm mạc thực quản. ảnh độ phóng đại lớn cho thấy biểu mô thành thực quản trong một mẫu nhuộm H&E. Nó bao gồm một lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa, lamina propria, và lớp cơ niêm. Ranh giới giữa biểu mô và lamina propria không phân biệt, mặc dù gồ ghề vì các nhú mô liên kết. Lớp đáy của biểu mô bắt màu đậm, xuất hiện như một bang tối vì các tế bào đáy nhỏ hơn, và có tỉ số nhân/nguyên sihn chất cao. Lưu ý lớp mô liên kết lỏng lẻo của lamina propria chứa rất nhiều lymphocytes. Phần sâu nhất của niêm mạc là lớp cơ niêm được xếp thành hai lớp giống như lớp cơ ngoài.×240.

Hình chụp hiển vi của một tuyến dưới niêm thực quản. Anh chụp này mô tả một lát cắt nhuộm mucicarmine của thực quản. Một tuyến thực quản bắt màu đỏ mạnh bởi carmine, và một ồng bài tiết kế cận được nhìn thấy trong lớp dưới niêm. Những tuyến nhỏ, ống túi này sản xuất nhầy bôi trơn bề mặ biểu mô thực quản. Lưu ý chất nhầy bắt màu bên trong ống bài tiết. Phần dưới niêm còn lại bao gồm mô liên kết dày không đều. Lớp trong của lớp cơ ngoài (đáy) tạo bởi các cơ trơn vòng. ×110.

Các tuyến niêm mạc và dưới niêm tiết nhầy nhằm bảo vệ và bội trơn thành lòng ống.

Các tuyến hiện diện trong thành thực quản và có 2 dạng. Cả hai đều tiết nhầy nhưng khác nhau vè vị trí.

 Các tuyến thực quản riêng (Esophageal glands properl) nằm trong lớp dưới niêm. Những tuyến này rải rác dọc theo chiều dài thực quản nhưng hơi tập trung nhieu72 hơn vào nửa trên. Chúng là các tuyến nhỏ, phức hợp và có dạng túi ống. Ống bài tiết của chúng được tạo bởi lớp biểu mô lat tầng không sừng hóa, và thường thấy rõ khi xuất hiện trên một lát cắt, vì hình ảnh có vân của nó.

 Các tuyến tâm vị thực quản (esophageal cardiac glands), có tên như vậy là vì chúng giống các tuyến tâm vị (cardiac glands) của dạ dày và được tìm thấy trong lớp lamina propria của biểu mô. Chúng xuất hiện trong phần cuối của thực quản và thường xuyên dù không thường xuyên ở đoạn đầu thực quản.

Chất nhầy được sản xuất bởi các tuyến thực quản riêng có tính hơi acid và giúp bôi trơn thành thực quản. Vì sản phẩm bài tiết tương đối dẻo, các nang tạm thời thường xuất hiện trong các ông. Các tuyến tâm vị dạ dày tạo ra chất nhầy trung tính. Các tuyến đó gần dạ dày có xu hướng bảo vệ thực quản khỏi dưỡng trấp dạ dày trào ngược. Tuy nhiên, dưới những điều kiện nhất định chúng không hiệu quả hoàn toàn, và sự trào ngược quá mức gây ra chứng ợ nóng (pyrosis), một tình trạng phổ biến hơn được biết là heartburn. Tình trạng này có thể tiến triển tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn.

Cơ của thành thựcquản được phân phối bởi hệ thần kinh bản thể và tự động.

Khối cơ vân ở đoạn trên thực quản được phân phối bởi các neurons vận động bản thể xuất phát từ dây X ( xuất phát từ NUCLEUS AMBIGUUS). Cơ trơn của phần thấp được phân phối bởi các neurons vận động tạng của dây X (từ nhân vận động lưng). Những neurons vận động này tạo synapse với các neurons sau synapse mà thân của chúng nằm trong thành của thực quản.

Dạ dày

Dạ dày là một phần phình rộng của ống tiêu hóa, nằm bên dưới cơ hoành. Nó nhận bolus của thức ăn đã nhai từ thực quản. Sự trộn và tiêu hóa một phần thức ăn trong dạ dày bởi các sản phẩm tiết dịch vị tạo ra mộ hỗn hợp dịch nhão gọi là dưỡng trấp. Dưỡng trấp sau đó vào ruột non để tiếp tục tiêu hóa và hấp thu.

Trên phương diện mô học, dạ dày được chia thành 3 vùng dựa trên kiểu tuyến của mỗi vùng.

Giải phẩu đại thể chia dạ dày thành 4 phần. Tâm vị bao quanh lỗ thực quản; đáy nằm trên mức đường thẳng nằm ngang đi qua lỗ thực quản; thân vị nằm bên dưới dường này; và phần môn vị là vùng có dạng hình phễu, dẫn vào môn vị, vùng cơ thắt xa, hẹp giữa dạ dày và tá tràng. Các nhà mô học cũng chia nhỏ dạ dày, nhưng thành 3 phần. Sự phân chia này không dựa vào vị trí mà dựa trên các loại tuyến xuất hiện trong lớp niêm từng vùng. Chúng bao gồm:

Vùng tâm vị (cardia), phần gần lỗ thực quản chứa các tuyến tâm vị.

Vùng môn vị, phần gần với cơ thắt môn vị, chứa các tuyến môn vị.

Vùng đáy vị, phần lớn nhất của dạ dày, nằm giữa tâm vị và môn vị, chứa các tuyến đáy hay dạ dày.

Một phần của tài liệu mô học ống tiêu hóa (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)