2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu:
3.3.4. Tác động đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ gia đình
3.3.4.1. Tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội
Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho ngƣời dân sau khi thành lập các KCN nói chung và KCN Bình Xuyên nói riêng là một trong những nhiệm vụ đƣợc xác định là trọng tâm của tỉnh Vĩnh Phúc. Vai trò của Nhà nƣớc hay chính xác hơn là chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý KCN và thu hút đầu tƣ tỉnh có ý nghĩa quan trọng nhất. Hầu hết các dự án trong tỉnh hoặc trong KCN đều có đóng góp rất lớn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi xã hội của địa phƣơng nơi đƣợc quy hoạch các Dự án. Chính vì vậy, sau 6 năm hoạt động của Khu công nghiệp Bình Xuyên cơ sở hạ tầng của các xã có đất bị thu hồi xây dựng khu công nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể, ngƣời dân trong vùng KCN nói riêng và cả ngƣời dân trong tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về kỹ thuật và dịch vụ, đƣờng xá đƣợc trải nhựa và bê tông hóa hoàn toàn, có mặt đƣờng rộng từ 6-36 m. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc các doanh nghiệp đóng góp những phần kinh phí không nhỏ cho các phúc lợi xã hội nhƣ xây dựng nhà văn hóa các thôn và những điểm sinh hoạt cộng đồng nhƣ phòng đọc, thƣ viện đƣợc xây dựng từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra hàng năm họ còn tham gia tích cực vào các công tác xã hội nhƣ quên góp, tài trợ kinh phí cho các hoạt động phong trào của địa phƣơng. Có thể nói từ một vùng đất chiêm trũng chủ yếu sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và sản xuất gạch thủ công cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, các phúc lợi xã hội gần nhƣ không có hiện nay ngƣời dân trên địa bàn có KCN đã có sự thay đổi theo hƣớng tích cực. Qua điều tra 270 hộ trong vùng chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Kết quả cụ thể thể hiện tại bảng 3.8.
Bảng 3.8: Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Kết quả
Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ đánh giá 270 100
1 Số hộ đánh giá tốt hơn 228 84,44 2 Số hộ đánh giá không thay đổi 29 10,74 3 Số hộ đánh giá kém đi 13 4,81
Trên tổng số 270 hộ điều tra có 228 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trƣớc khi thành lập KCN Bình Xuyên chiếm 84.44% và chỉ có 13 hộ, chiếm 4,81% đánh giá là kém hơn so với trƣớc kia. Nhƣ vậy, rõ ràng việc thành lập KCN Bình Xuyên có ảnh hƣởng tốt tới quá trình tiếp cận, hƣởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở địa phƣơng có đất xây dựng KCN Bình Xuyên.
3.3.4.2. Quan hệ trong gia đình
Việc xây dựng khu công nghiệp Bình Xuyên dẫn đến nếp sống công nghiệp, đô thị cũng du nhập vào từng hộ gia đình nông thôn trên miền quê Bình Xuyên. Qua phỏng vấn của Chủ tịch UBND xã các xã Sơn Lôi, Đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đức và thị trấn Hƣơng Canh cho biết trong mỗi hộ gia đình tại các xã đều có lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, công chức tác phong sinh hoạt, làm việc cũng có sự thay đổi làm việc theo giời, theo ca, hàng tuần có ngày nghỉ ...mức hƣởng thụ văn hóa cũng tăng nhanh. Các hoạt động văn hóa cũng đa dạng phong phú...bên cạnh mặt tích cực đó cũng có xuất hiện những biểu hiện tiêu cực nhƣ thanh niên la cà hàng quán, cờ bạc rƣợu chè ...làm mất trật tự địa phƣơng, số vụ lộn xôn, trộm cắp trên địa bàn tăng từ 12-17% tập trung chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lực lƣợng công nhân ở địa phƣơng khác đến làm việc trong các nhà máy trong khu công nghiệp tạm trú tại địa phƣơng. Với tình hình xã hội khá phức tạp nhƣ vậy, mối quan hệ nội bộ trong gia đình các hộ cũng bị tác động không nhỏ. Đã có các gia đình không còn giữ đƣợc truyền thống tình cảm và quan hệ tốt đẹp nhƣ cũ xuất phát từ các mâu thuẫn trong sinh hoạt và từ việc phân chia tiền đƣợc bồi thƣờng. Qua điều tra về mối quan hệ trong gia đình của các hộ thể hiện tại bảng 3.9:
Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn về quan hệ trong nội bộ gia đình các hộ dân sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Kết quả Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ 270 100 1 Số hộ có quan hệ tốt lên 154 57,04 2 Số hộ có quan hệ không thay đổi 84 31,11 3 Số hộ có quan hệ kém đi 29 10,74 4 Số hộ không trả lời 3 1,11
Trong số 270 hộ dân đƣợc điều tra chỉ có 10,74% (29 hộ) dân trả lời là có quan hệ kém đi do vợ chồng mâu thuẫn quan điểm trong việc sử dụng tiền bồi thƣờng hoặc thay đổi thói quen làm việc, hƣởng thụ; có 57,04% hộ có quan hệ trong nội bộ gia đình tốt lên do kinh tế hộ khá giả hơn. Nhƣ vậy việc thu hồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đất có ảnh hƣởng đến quan hệ nội bộ trong gia đình nhƣng đa số có chiều hƣớng tích cực hơn.