2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu:
3.4.3. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của các hộ sau khi thu hồi đất
Để thấy rõ hơn sự thay đổi về việc làm của ngƣời dân sau khi thành lập KCN Bình Xuyên chúng tôi đã nghiên cứu sự dịch chuyển, thay đổi về ngành nghề của các nhóm hộ điều tra, sau quá trình thu hồi đất của Nhà nƣớc để phát triển KCN thì lực lƣợng lao động tại địa phƣơng đã chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khá rõ nét theo cả con đƣờng chủ động và bị động. Họ chủ động chuyển dịch sau khi có vốn ban đầu từ nguồn bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng với mong muốn thoát ly ngành nông nghiệp và mong muốn thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống. Một số nhóm khác do không còn đất sản xuất bắt buộc phải tự tìm kiếm việc làm khác ngoài nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp. Tính từ khi thành lập KCN đến nay trên cả 3 nhóm hộ thì nhóm lao động nông nghiệp biến đổi mạnh nhất, tiếp đó đến nhóm ngành buôn bán nhỏ, dịch vụ. Để có cách so sánh, đối chiếu chúng tôi tổng hợp theo 3 nhóm lao động trong 3 nhóm hộ điều tra. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng 3.11.
Nhóm hộ 1 trƣớc khi thu hồi đất lực lƣợng lao động nông nghiệp là 265 ngƣời chiếm 75,85% lực lƣợng lao động, sau khi bị thu hồi đất số lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 91 lao động, chiếm 34,34%. Còn lại tất cả các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp đều tăng lên, nhất là nhóm công nhân trong các nhà máy tại KCN từ chỗ chỉ có 9 lao động, chiếm tỷ lệ 3,4% tăng lên 16,98%; nhóm kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ cũng tăng từ chỗ chỉ có 4,15% tăng lên tới 12,08%; lực lƣợng lao động, làm thuê theo ngày 5,28% tăng lên 8,30; lao động làm ngoài địa phƣơng từ chỗ chỉ chiếm 3,40% nay đã tăng lên chiếm 14,72% lực lƣợng lao động. Qua phân tích số liệu của nhóm hộ 1 cho chúng ta thấy lực lƣợng lao động ở đây chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác và đi lao động nơi khác kiếm sống là điều tất yếu phải xảy ra khi diện tích đất nông nghiệp của hộ giảm hoặc không còn đất để sản xuất. Tuy nhiên việc chuyển đổi không phải đơn giản trong một sớm một chiều mà nó là cả quá trình đúc rút kinh nghiệm và bao gồm cả những rủi ro, thất bại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11: Sự thay đổi ngành nghề của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất ĐVT: người Chỉ tiêu Các nhóm hộ điều tra Tổng số Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)
Trƣớc khi thu hồi đất
I. Tổng số lao động 805 265 100 253 100 287 100
II. Chia theo công việc
1. Nông nghiệp 594 201 75,85 195 77,08 198 68,99 2. Phi nông nghiệp 107 41 15,47 32 12,65 34 11,85 - Tiểu thủ CN 23 9 3,40 6 2,37 8 2,79 - DV & buôn bán nhỏ 27 11 4,15 7 2,77 9 3,14 - Làm công nhân 21 9 3,40 5 1,98 7 2,44 - Cán bộ, CNVC 36 12 4,53 14 5,53 10 3,48 3. Làm thuê 79 14 5,28 22 8,70 43 14,98 4. Làm việc ngoài địa phƣơng 25 9 3,40 4 1,58 12 4,18
Sau khi thu hồi đất
I. Tổng số lao động 805 265 100 253 100 287 100
II. Chia theo công việc
1. Nông nghiệp 346 91 34,34 74 29,25 181 63,07 2. Phi nông nghiệp 327 113 42,64 136 53,75 78 27,18 - Tiểu thủ CN 52 19 7,17 21 8,30 12 4,18 - DV & buôn bán nhỏ 72 32 12,08 27 10,67 13 4,53 - Làm công nhân 151 45 16,98 69 27,27 37 12,89 - Cán bộ, CNVC 52 17 6,42 19 7,51 16 5,57 3. Làm thuê theo ngày 63 22 8,30 24 9,49 17 5,92 4. Làm việc ngoài địa phƣơng 69 39 14,72 19 7,51 11 3,83
Nhóm hộ 2 có lực lƣợng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tới 77,08% lực lƣợng lao động đến nay giảm xuống chỉ còn 29,25%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các ngành nghề khác đều tăng nhƣ tiểu thủ công nghiệp tăng từ 2,37% lên 8,3%; dịch vụ buôn bán nhỏ 2,77% lên 10,67%; làm công nhân từ 1,98 lên 27,27%; làm thuê phổ thông theo ngày từ 8,7 lên 9,94 và đi làm ngoài địa phƣơng khác từ 1,58 đến 7,51%.
Nhóm hộ 3 nhóm không bị thu hồi đất, trƣớc khi thành lập KCN số lao động nông nghiệp cũng chiếm 68,99% số lao động trong hộ, hiện nay mặc dù không bị thu hồi đất nhƣng số lao động nông nghiệp của các hộ này cũng chuyển dịch sang các ngành nghề khác chỉ còn 63,07%. Trong đó số lao động đi làm công nhân tăng từ 2,44% lên 12,89% làm việc tại các nhà máy trong KCN Bình Xuyên, nhìn chung lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nhóm này cũng có sự phân bố lại về cơ cấu.
So sánh giữa 3 nhóm hộ chúng tôi nhận thấy: Nhóm hộ 2 vẫn là nhóm có sự chuyển dịch ngành nghề mạnh nhất đặc biệt là làm công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Nhƣ vậy, rõ ràng việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành của ngƣời dân mất đất và điều này cũng ảnh hƣởng bởi thời điểm thu hồi đất, càng về thời điểm sau này ngƣời dân bị mất đất càng năng động, chủ động chuyển đổi nghề và có kinh nghiệm sử dụng đồng vốn có đƣợc từ bồi thƣờng - giải phóng mặt bằng hơn. Để có đƣợc điều này ngoài sự khuyến cáo, hƣớng dẫn của các cơ quan, đoàn thể và chính quyền các cấp thì điều quan trọng là nhận thức của ngƣời dân có đất đã có sự chuyển biến, họ biết lo cho tƣơng lai nhiều hơn, biết cách sử dụng đồng vốn khi không còn ruộng đất sản xuất.
Qua điều tra ở cả 3 nhóm hộ đã nêu chúng tôi nhận thấy sự chuyển hƣớng sang các ngành nghề khác sau thu hồi đất ở KCN Bình Xuyên diễn ra khá mạnh mẽ nhƣng chủ yếu vẫn là các hộ tranh thủ thời gian nông nhàn giữa các mùa vụ hoặc tận dụng mặt bằng đất đai hiện có để kinh doanh, buôn bán. Chỉ một số ít các hộ có sự đầu tƣ đáng kể, có phƣơng án làm ăn đƣợc tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
toán và đạt hiệu quả kinh doanh khá, số còn lại chạy theo thị trƣờng mặt hàng nào có giá trị đƣợc nhiều ngƣời tiêu thụ thì tập trung đầu tƣ, vì vậy thu nhập một số chỉ đủ phục vụ cho cuộc sống tối thiểu và đầu tƣ cho con cái học hành, rất ít có tích lũy phát triển và chỉ đƣợc một thời gian lại chuyển loại hàng hóa hoặc phá sản. Điều này theo chúng tôi cũng có thể giải thích đƣợc, do các hộ dân ở khu vực KCN Bình Xuyên trƣớc đây vốn thuần nông hoặc đi lao động thuê mƣớn, trình độ dân trí thấp chỉ quen với lối sống nông thôn, nông nghiệp và đi làm thuê nay chuyển sang lối sống công nghiệp, đô thị, họ chƣa đủ thời gian thích nghi, chƣa có sự nhạy bén và thay đổi trong tƣ tƣởng, cách thức, phƣơng pháp kinh doanh. Điều này cho thấy cần có sự chuẩn bị về nhận thức, đào tạo và có phƣơng hƣớng sử dụng đồng vốn trƣớc khi giao tiền cho ngƣời dân, đây là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và đặc biệt cũng phải có sự phối hợp của các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng đất.
Về đánh giá chung, do khu vực KCN Bình Xuyên trƣớc đây vốn là khu vực đất lúa chủ yếu cấy 01 vụ, diện tích đất canh tác không nhiều. Ngƣời dân ở đây vốn đã quen với việc đi làm ăn xa theo thời vụ, mỗi khi nông nhàn các lao động chính trong hộ thƣờng đi lao động làm thuê tại các khu vực lân cận, chủ yếu là Hà Nội và Miền Nam và lên vùng ngƣợc nhƣ tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Theo thống kê từ Ban Tƣ pháp các xã - nơi quản lý hộ tịch, hộ khẩu: Hàng năm có từ 200-400 lao động của xã đăng ký tạm vắng để đi làm thuê tại các khu vực nêu trên. Do hầu hết là các lao động phổ thông nên họ chủ yếu làm các công việc tay chân nhƣ bốc xếp hàng hóa, buôn bán dịch vụ nhỏ, cá biệt có một số lao động có tay nghề nhƣ xây dựng, hàn, tiện, điện nƣớc cũng đi làm thuê tại các vùng có thu nhập cao hơn. Nhờ có sự phát triển chung của toàn tỉnh và của KCN Bình Xuyên mà lực lƣợng lao động tại địa phƣơng đã từng bƣớc chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ đã nâng cao đƣợc thu nhập cho không chỉ những lao động mất đất mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung cho toàn xã hội. Điều này cho thấy phƣơng hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với lợi ích của nhân dân và xu hƣớng phát triển của thời đại.
0 50 100 150 200 250 N ô n g ng hi ệp D V & buôn bá n nh ỏ C án b ộ, C N V C Làm việc ngoài
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Hình 3.2: Sự thay đổi về ngành nghề của hộ