Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 40 - 42)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu:

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ bắc xuống nam.

- Vùng núi: nằm ở phía bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ tây sang đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-25 độ), cấp 4 (trên 25 độ) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trƣờng sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch nhƣ Thác Thậm Thình, Thanh Lanh, Mỏ Quạ ...Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học [2].

- Vùng trung du: tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây bắc xuống Đông nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hƣơng Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lƣu và thị trấn Hƣơng Canh. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2(8-15 độ), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ đốc cấp1( dƣới 8 độ); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 15 độ chạy dài từ Hƣơng Sơn đến Quất Lƣu với các đỉnh cao nhƣ: Núi Đinh (204,5 m), núi Nia(82,2m), núi Trống (156,5 m). Do quá trình khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi trọc hoặc cây cối thƣa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất. Vùng này đất đai đƣợc hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vƣờn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng Đồng bằng: Gồm các xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc < 50; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn (điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6 m, điểm thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng: 6,3 m). Xen kẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giữa gò đất thấp là những chân ruộng chũng lòng chảo, đây là những khu vực thƣờng ngập úng vào mùa mƣa.

Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:

- Đất đồi núi có tổng diện tích: 124,54 ha. - Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha[2].

Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dƣỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)