Nhóm giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 72 - 77)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu:

3.5.2. Nhóm giải pháp lâu dài

- Trong cơ chế, chính sách

Qua kinh nghiệm của nhiều điạ phƣơng, để giải quyết việc làm và tạo thu nhập lâu dài, ổn định cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi, chúng tôi đƣa ra các giải pháp lâu dài sau đây:

+ Chính sách của Nhà nƣớc về thuế, đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ:

* Về tín dụng: Hiện nay, chính sách về tín dụng của nhà nƣớc quá chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp đã không thể tiệp tục hoạt động sản xuất kinh doanh do không đủ vốn, dẫn đến hàng trăm lao động thất nghiệp. Bên cạnh đó nhà nƣớc cần có chính sách thông thoáng hơn trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các KCN để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuê địa điểm trên địa bàn huyện tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động.

* Về đất đai: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ tại các vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có điều kiện khó khăn. Những doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất nông nghiệp ở vùng khó khăn, ngoài việc đƣợc hƣởng cơ sở hạ tầng do Nhà nƣớc đầu tƣ, còn đƣợc tạo điều kiện về ƣu đãi về thuê đất mặt bằng để gắn sản xuất với chế biến nông sản tại chỗ.

* Về khoa học công nghệ:

Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho những hộ dân, doanh nghiệp tiếp cận với những quy trình sản xuất mới, giống mới.

Ngoài ra, Nhà nƣớc cần tạo những nguồn vốn ƣu đãi nhƣ Quỹ Khuyến nông, Quỹ Giải quyết việc làm... cho các doanh nghiệp, các hộ vay vốn khi có nhu cầu. Củng cố quan hệ sản xuất đổi mới, củng cố hoạt động kinh doanh của các HTX dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết, liên doanh nhằm tạo mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Rà soát, bổ sung hoặc sửa đổi trong chính sách pháp luật về đất đai để có đƣợc sự đồng bộ, thống nhất và đặc biệt là dễ hiểu trong việc áp dụng, nhất là với vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ, thu hồi đất,…

+ Cần bổ sung vào Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của Nhà nƣớc, trách nhiệm của nhà đầu tƣ đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi. Nên đặt vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới đối với ngƣời có đất bị thu hồi là vấn đề kinh tế, chính trị xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có trách nhiệm phối hợp với các nhà đầu tƣ giải quyết.

+ Quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc giải quyết trƣớc khi thu hồi đất của dân cƣ.

+ Cung cấp thông tin, tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho ngƣời bị thu hồi đất có khả năng học tập chuyển đổi theo hình thức phù hợp. Cần quy định rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trách nhiệm của các bên Nhà nƣớc, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm tra đánh giá nhằm triển khai đào tạo và đảm bảo nguồn lực cho công tác đào tạo.

+ Chủ động hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả bằng việc cung cấp thông tin, hƣớng dẫn liên hệ góp vốn với doanh nghiệp dƣới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào Ngân hàng, mua bảo hiểm. Với cách làm này, ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn đƣợc chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận đƣợc lãi suất tiền gửi để có thu nhập ổn định.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động để ngƣời dân có đất bị thu hồi hiểu biết về chính sách đất đai nói chung và chính sách trong bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân nói riêng.

+ Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động từ ngƣời có đất bị thu hồi phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

Lao động nông nghiệp nƣớc ta nói chung, ngƣời nông dân có đất bị thu hồi nói riêng có trình độ văn hoá kém, trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý kém, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất hạn chế. Do đó, khi đƣợc thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu, dẫn đến tình trạng hoặc không đƣợc thu nhận, hoặc tự bỏ doanh nghiệp, hoặc bị thải hồi sau một thời gian làm việc.

Thêm nữa, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, xuất khẩu lao động đang trở thành một nhu cầu bức xúc cả về nƣớc xuất khẩu và cả về phía các nƣớc nhập khẩu lao động. Đối với nƣớc ta, xuất khẩu lao động là vấn đề chiến lƣợc quan trọng mang tính Quốc gia đem lại hiệu quả kép, “vừa ích nƣớc vừa lợi nhà”. Do đó, xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng đối với lực lƣợng lao động nƣớc ta nói chung, với lao động ở các vùng có đất bị thu hồi nói riêng. Tuy nhiên, nhƣ đã nói, chất lƣợng lực lƣợng lao động nƣớc ta nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung, các vùng có đất bị thu hồi nói riêng hiện nay còn rất thấp. Vì thế để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, cần thiết phải có sự lựa chọn và đào tạo nghề nghiệp, rèn luyện kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động. Muốn vậy, cần khảo sát nắm nhu cầu nguồn lao động của các thị trƣờng. Trên cơ sở đó, cần nâng cao chất lƣợng hệ thống giáo dục và đào tạo, kể từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề, thực hiện đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi:

+ Cần từng bƣớc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn. Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, cụm làng nghề truyền thống trong nông thôn sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dƣ do ảnh hƣởng của đô thị hoá. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nhƣ ƣu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung, tổ chức các cơ sở làm nghề truyền truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ các hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Khuyến khích ngƣời nông dân còn đất dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhƣợng đất đai từ hộ có ít đất nông nghiệp sang một số hộ có chuyên canh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần theo hƣớng nông nghiệp sinh thái.

+ Phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ: Để giải quyết lao động dôi dƣ không có khả năng xin việc trong các Công ty, các KCN, dịch vụ cần phát triển các trang trại vừa và nhỏ. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần có chính sách khuyến khích nông dân chuyển nhƣợng, cho thuê đất nông nghiệp cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc giới hạn về quy mô tránh hiện tƣợng tích trữ ruộng đất, hợp tác giữa các nhóm hộ để cùng phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao hơn. Khuyến khích việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái.

+ Xây dựng chiến lƣợc lâu dài về tạo việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp. Cụ thể hóa chiến lƣợc đã xây dựng cho từng thời kỳ, từng lĩnh vực khoa học công nghệ, vốn, đào tạo, quản lý lao động, phân bố và sử dụng hợp lý lao động đúng trình độ, đúng tay nghề…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)