Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 37 - 86)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu:

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

2.4.1. Phương pháp điều tra

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nƣớc, các Sở: Tài nguyên và Môi trƣờng, NN & PTNT, Cục thống kê, Tài chính, Lao động TB và XH, Kế hoạch và đầu tƣ, huyện Bình Xuyên,...

- Điều tra phỏng vấn:

+ Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB ở dự án xây dựng KCN Bình Xuyên.

+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban bồi thƣờng - Giải phóng mặt bằng huyện Bình Xuyên, Công ty Đầu tƣ và Phát triển hạ tầng An Thịnh.

+ Điều tra nông hộ: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm của các hộ chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra nông hộ. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra 180 hộ trên tổng số 1648 hộ có đất bị thu hồi xây dựng khu công nghiệp Bình Xuyên và điều tra 90 hộ không bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp trong cùng khu vực điều tra. Số lƣợng mẫu nhƣ trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình điều tra phỏng vấn đƣợc diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các nông hộ. Về tiêu chí chọn các hộ điều tra chúng tôi phân thành ba nhóm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhóm 2: Điều tra 90 hộ bị thu hồi đất trong giai đoạn II

Về tiêu chí lựa chọn của nhóm 1 và nhóm 2 có cả hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những ngƣời dân đƣợc điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau. Về việc làm của các hộ bao gồm cả các hộ thuần nông và các hộ có nghề nghiệp khác, công chức viên chức, buôn bán, dịch vụ...

Nhóm 3: Điều tra nhóm các hộ không bị thu hồi đất (90 hộ) ở cùng khu vực. Đây là nhóm hộ điều tra để so sánh, đối chiếu với nhóm hộ 1 và nhóm 2, các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng nhƣ nhóm 1 nhóm 2.

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các nông dân sản xuất và tổ chức đời sống giỏi kinh tế phát triển tốt, ổn định sau khi bị thu hồi đất. Qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của ngƣời dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra;

2.4.3. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.1.1. Vị trí địa lý

Bình Xuyên là một huyện có cả đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14.847,31 ha, đƣợc giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 21012’57” đến 21027’31”độ vĩ Bắc và 105036’06”đến 105043’26” độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dƣơng, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên. Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lƣu hàng hoá và phát triển dịch vụ. Bình Xuyên nằm giữa hai khu công nghiệp tập trung của tỉnh là Kim Hoa và Vĩnh Yên, cách không xa các khu công nghiệp tập trung nhƣ: Bắc Thăng Long - Nội Bài, khu công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm, Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đƣờng sắt Hà Nội-Lào Cai, QL2 song song chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (nông – lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, ở vị trí này Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lƣu đƣờng bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hƣởng của nguồn nƣớc từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mƣa lớn xẩy ra thƣờng gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ bắc xuống nam.

- Vùng núi: nằm ở phía bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ tây sang đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-25 độ), cấp 4 (trên 25 độ) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trƣờng sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch nhƣ Thác Thậm Thình, Thanh Lanh, Mỏ Quạ ...Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học [2].

- Vùng trung du: tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây bắc xuống Đông nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hƣơng Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lƣu và thị trấn Hƣơng Canh. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2(8-15 độ), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ đốc cấp1( dƣới 8 độ); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 15 độ chạy dài từ Hƣơng Sơn đến Quất Lƣu với các đỉnh cao nhƣ: Núi Đinh (204,5 m), núi Nia(82,2m), núi Trống (156,5 m). Do quá trình khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi trọc hoặc cây cối thƣa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất. Vùng này đất đai đƣợc hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vƣờn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng Đồng bằng: Gồm các xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc < 50; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn (điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6 m, điểm thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng: 6,3 m). Xen kẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giữa gò đất thấp là những chân ruộng chũng lòng chảo, đây là những khu vực thƣờng ngập úng vào mùa mƣa.

Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:

- Đất đồi núi có tổng diện tích: 124,54 ha. - Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha[2].

Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dƣỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản, nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên ít về số lƣợng các mỏ, loại khoáng sản và nghèo về hàm lƣợng. Một số các loại khoáng sản quý hiếm nhƣ thiếc, vàng có trữ lƣợng nhỏ, phân tán không đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn là đá xây dựng và đá granit (khoảng 20 -25 triệu m3) phân bố chủ yếu thuộc xã Trung Mỹ, nhƣng phần lớn khu vực có trữ lƣợng tập trung lại nằm trong vƣờn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác rất hạn chế.

3.1.4. Đặc điểm khí hậu

Bình Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu đƣợc chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; thực tế mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp. Chiếm phần lớn thời gian trong năm là mùa Hạ và mùa Đông:

Mùa hạ: nóng ẩm và mƣa nhiều, thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo phân loại đất mới của FAO- UNESCO trên địa bàn huyện có 21 loại đất, bao gồm 7 nhóm đất chính:

Đất phù sa.

Đất Glây chua điển hình. Đất mới biến đổi.

Đất loang lổ. Đất cát.

Đất xám Feralit. Đất xám mùn.

3.1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.6.1. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Tính đến hết 2010 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện Bình Xuyên đạt: Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 85,4% GDP; Ngành nông nghiệp chiếm 7,6% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 7% GDP. Cơ cấu này cho thấy huyện Bình Xuyên đã mang đặc điểm rõ nét của một huyện công nghiệp khá phát triển. Thể hiện trên hình 3.1[12].

Cơ cấu các ngành kinh tế

85%

8% 7%

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bình Xuyên tính đến 31/12/2010[12] STT Hạng mục sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 14.847,31 100 A Đất nông nghiệp NNP 10.265,10 69,14

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6271,06 42,24

2 Đất lâm nghiệp LNP 3633,59 24,47

3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 346,09 2,33

4 Đất nông nghiệp khác NKH 14,36 0,10

B Đất phi nông nghiệp PNN 4500,48 30,31

1 Đất ở OTC 684,32 4,61

2 Đất chuyên dùng CDG 3295,82 22,20

3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 22,52 0,15

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 84,65 0,57

5

Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng

SMN

401,17

2,70

6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12,00 0,08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.6.2. Dân số và nguồn lực lao động a) Dân số và mật độ dân số:

Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã thuộc huyện Bình Xuyên tính đến ngày 31/12/2010[12] STT Xã, Thị trấn Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Huyện Bình Xuyên 148,47 110.441 744 1 TT. Hƣơng Canh 9,95 14.087 1.416 2 TT. Thanh Lãng 9,69 12.289 1.324 3 TT. Gia Khánh 9,60 7.799 812 4 Bá Hiến 12,81 13.140 1.026 5 Đạo Đức 9,44 11.758 1.245 6 Hƣơng Sơn 8,11 6.166 760 7 Phú Xuân 5,31 6.323 1.191 8 Quất Lƣu 4,94 5.237 1.060 9 Sơn Lôi 9,59 8.644 901 10 Tam Hợp 6,01 6.855 1.400 11 Tân Phong 5,44 5.494 1.010 12 Trung Mỹ 45,71 6.231 136 13 Thiện Kế 11,81 6.148 520

b) Lao động và nguồn nhân lực

Là huyện có dân số trẻ nên số ngƣời trong độ tuổi lao động có 68.722 /110.441 ngƣời chiếm tỷ lệ 62,23% tạo ra cho huyện có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

c) Y tế, Giáo dục và Văn hóa

Y tế: Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 13 trạm y tế xã, thị trấn với 145 giƣờng bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chữa bệnh của ngƣời dân. Mạng lƣới y tế đã đƣợc củng cố từ huyện đến cơ sở với tổng số 169 y, bác sỹ trong đó tuyến huyện 11 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ. Số giƣờng bệnh trên một vạn dân đạt 13,26 giƣờng phục vụ cho 131.012 lƣợt khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện; chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân đƣợc nâng cao.

Giáo dục: Tổng số trƣờng Tiểu học 18 trƣờng với 358 lớp học, 444 giáo viên và 7.908 học sinh; Trƣờng phổ thông có 18 trƣờng với 324 lớp học, 754 giáo viên và 11.295 học sinh.

Huyện có 01 bƣu điện, 11 nhà văn hóa, 107 câu lạc bộ văn hóa và 19.517 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới [12].

3.2. Khái quát về dự án KCN Bình Xuyên

3.2.1. Những căn cứ pháp lý liên quan đến dự án

Văn bản số 805/CP-CN ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng Khu công nghiệp Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 4455/QĐ-CT ngày 03 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao cho Công ty TNHH Đầu tƣ Xây dựng An Thịnh làm chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Xuyên.

Quyết định số 233/QĐ-UB ngày 24 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 271ha đất (tỷ lệ 1/2000) khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Văn bản số 809/BXD-KHQH ngày 15 tháng 5 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Bình Xuyên với quy mô diện tích chiếm đất của dự án là 271 ha.

Quyết định số 584/QĐ-UB ngày 03 tháng 03 năm 2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quyết định số 1072/TTg-CN ngày 11/07/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho phép thành lập khu công nghiệp Bình Xuyên.

Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 26/6/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất cho Công ty TNHH Đầu tƣ Xây dựng An Thịnh thuê xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 của của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi và giao đất cho Công ty TNHH đầu tƣ xây dựng An Thịnh thuê xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 3667/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi đất để bồi thƣờng giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng Khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất cho Công ty TNHH Đầu tƣ An Thịnh thuê đất xây dƣng

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp bình xuyên, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến sinh kế người dân (Trang 37 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)