QUY TRÌNH KHAI THÁC CABRI GEOMETRY VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC

Một phần của tài liệu DẠY HỌC HÌNH HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM CABRI GEOMETRY (Trang 55 - 57)

Khi khai thác phần mềm Cabri Geometry vào dạy học hình học sẽ có một số hoạt động của giáo viên và học sinh có sử dụng máy tính điện tử (MTĐT) và Cabri Geometry, như vậy quy trình chuẩn bị lên lớp, thực hiện lên lớp có những nét đặc thù riêng và có thể phân chia thành các bước sau (sơđồ 3.1): Xác định mục tiêu, nội dung bài học Lựa chọn các hoạt động sử dụng PMDH Sử dụng PMDH thiết kế các mô đun Dạy học với giáo án có sử dụng PMDH Xử lí các thông tin phản hồi Tích hợp các mô đun vào giáo án Sơ đồ 3.1

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài học.

Giáo viên xác định mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể của giờ dạy và tiến hành soạn giáo án. Đây là giáo án truyền thống, dùng cho giờ dạy theo hình thức thông thường chưa sử dụng MTĐT và phần mềm Cabri Geometry.

Bước 2: Lựa chọn các hoạt động sử dụng phần mềm Cabri Geometry.

Giáo viên tìm tòi phát hiện những hoạt động trong giờ học có thể khai thác thế mạnh của MTĐT và Cabri Geometry để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm tăng cường tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Cần chú ý đến các tình huống khai thác được tính trực

quan, tính động, tính cấu trúc, tính liên tục của Cabri Geometry.

Để có thể phát huy được thế mạnh của Cabri Geometry, ta phải quan tâm đến các yếu tố sau: – Yêu cầu phát triển tư duy của học sinh.

– Trình tự lên lớp.

– Hình thức tổ chức lên lớp.

– Hình thức sử dụng phương tiện MTĐT.

Bước 3: Sử dụng phần mềm thiết kế các mô đun.

Giáo viên tìm hiểu các phần mềm và phương tiện kĩ thuật để thiết kế các mô đun phù hợp với các nội dung đã được lựa chọn để tích hợp vào giờ dạy.

– Phương án thứ nhất: Chỉ sử dụng Cabri Geometry để thể hiện toàn bộ thông tin như hình vẽ, lời chú thích, câu hỏi...

– Phương án thứ hai: Kết hợp việc sử dụng Cabri Geometry với các phần mềm công cụ như PowerPoint, Flash, FrontPage... để soạn bài giảng.

Khi thiết kế các mô đun cần phải căn cứ vào nội dung, trình tự lôgíc của mạch kiến thức. Cụ thể phải xác định rõ ta thiết kế sử dụng Cabri Geometry nhằm hình thành khái niệm mới hay phát hiện định lí hay giải bài tập, ôn tập, tổng kết... Mặt khác khi thiết kế các mô đun cần chú ý đến tính hiệu quả khi sử dụng chúng. Chẳng hạn, tiết kiệm thời gian tính toán, đo đạc, vẽ hình để tập trung vào nội dung kiến thức và rèn luyện tư duy hoặc khai thác yếu tố động để nhanh chóng đi đến dựđoán các tính chất (đồng quy, thẳng hàng...).

Bước 4: Tích hợp các mô đun vào giáo án.

Ta thiết kế kịch bản lên lớp trong đó xác định rõ các hoạt động có sử dụng Cabri Geometry. Một phần nội dung của bài giảng được chuyển qua việc khai thác các mô đun (giáo viên thiết kế sẵn sao cho thể hiện được sự phối hợp của các phương pháp dạy học đa dạng và nhiều chiều).

Việc tích hợp cũng cần lưu ý đến tính đa dạng của đối tượng học sinh. Nếu học sinh trung bình, yếu ta có thể sử dụng tất cả các mô đun mà giáo viên đã chuẩn bị. Trong trường hợp nhận thức của học sinh đạt mức khá, giỏi thì ta có thể bỏ qua một vài bước trung gian và khi học sinh đã hiểu bài ta kết thúc để chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Bước 5: Tổ chức dạy học với giáo án có sử dụng Cabri Geometry.

Trước tiên, giáo viên chuẩn bị phương tiện kĩ thuật như MTĐT, máy chiếu đa năng và các phương tiện dạy học khác. Nếu cần, có thể bố trí lại sơđồ chỗ ngồi trong lớp nếu tiết học có những hoạt động được tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ. Trong một số tiết dạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị, hoàn thành một số yêu cầu trước tiết học.

Tổ chức dạy học theo phương án đã chuẩn bị.

Bước 6: Xử lí các thông tin phản hồi.

Giáo viên cần căn cứ vào kết quả nhận thức của học sinh thông qua bài kiểm tra và các thông tin phản hồi (như thái độ học tập, kết quả học tập... của học sinh) để có thểđiều chỉnh các bước cho việc lên lớp những tiết sau.

Tuy nhiên cần tránh xu hướng lạm dụng Cabri Geometry trong các tiết dạy, nếu nội dung nào sử dụng Cabri Geometry không hiệu quả hơn so với các hình thức, phương tiện truyền thống thì không sử dụng.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC HÌNH HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM CABRI GEOMETRY (Trang 55 - 57)