Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 89 - 95)

quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ chủ chốt và các GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp này.

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

- Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát.

- Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

3.3.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá qua phiếu hỏi đối với 40 người trong Hội đồng nhà trường bao gồm 3 thầy cô trong BGH, 32 GVCN, GV bộ môn, 5 cán bộ Đoàn; 30 học sinh; 30 PHHS,10 cán bộ quản lý địa phương. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn đối với một số đối tượng để làm rõ hơn các thông tin khảo sát.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 09 biện pháp sau: 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh;

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội;

3. Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp;

4. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh; 5. Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường; 6. Nâng cao chất lượng các môn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh;

7. Đa dạng hoá các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức;

8. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh;

9. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Khi tiến hành khảo sát các nội dung trên chúng tôi chia mức độ ra thành 3 mức:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã đề ra:

+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết : 2 điểm + Ít cần thiết : 1 điểm

- Nhận thức về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã đề ra:

+ Rất khả thi : 3 điểm + Khả thi : 2 điểm + Không khả thi : 1 điểm

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

TT Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Mức độ cần thiết X Xếp thứ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Sl % Sl % Sl % 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh

102 92,7 8 7,3 0 0 322 2,93 1

2 Xây dựng và tổ chức thực

động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội

3

Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

99 90,0 11 10,0 0 0 319 2,90 3

4

Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

98 89,1 12 10,9 0 0 318 2,89 4

5

Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường

89 80,9 21 19,1 0 0 309 2,80 7

6

Nâng cao chất lượng các môn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh

87 79,1 23 20,9 0 0 307 2,79 8

7

Đa dạng hoá các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

97 88,2 13 11,8 0 0 317 2,88 5

8

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

90 81,8 20 18,2 0 0 310 2,82 6

9

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

TT Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Tính khả thi Y Xếp thứ Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi Sl % Sl % Sl % 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh

101 91,8 9 8,2 0 0 321 2,92 4

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội

105 95,5 5 4,5 0 0 325 2,95 1

3

Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

102 92,7 8 7,3 0 0 322 2,93 3

4

Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh

100 90,9 10 9,1 0 0 320 2,91 5

5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường

95 86,4 15 13,6 0 0 315 2,86 7

6

Nâng cao chất lượng các môn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh

7

Đa dạng hoá các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

104 94,5 6 5,5 0 0 324 2,94 2

8

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

85 77,3 25 22,7 0 0 305 2,77 9

9

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

99 90,0 11 10,0 0 0 319 2,90 6

Từ các kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong bảng 3.1, 3.2 ở trên cho thấy:

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, 100% các ý kiến được hỏi đã đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, trong số đó phần lớn cho rằng các biện pháp này là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những biện pháp như Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chỉ có 77,3% cho rằng rất cần thiết còn lại tới 22,7% cho rằng biện pháp này chỉ được đánh giá ở mức cần thiết.

Trong 9 biện pháp được đưa ra thì biện pháp: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh được cho là biện pháp quan trọng nhất. Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cho thấy biện pháp này được đánh giá rất cao, hầu hết ý kiến được hỏi cho rằng nếu nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh vì đây là lực lượng giáo dục tham gia trực tiếp vào việc

giáo dục học sinh. Tiếp sau đó là biện pháp: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội; Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp; Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh; Đa dạng hoá các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức; Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong quản

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 89 - 95)