3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các đối tượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh như đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên, PHHS các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Các lực lượng này cần phải nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung
Tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác Lê – Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT về mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng như Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII (Nghị quyết chuyên đề về GD&ĐT); Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009; Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Các quy định, quy chế, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến học sinh THPT; Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Nội quy, quy chế của trường THPT Hoài Đức B tới tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện * Đối với nhà trường
Chi ủy Đảng - Ban Giám hiệu nhà trường phải quán triệt sâu sắc các chủ trương giáo dục của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường để tạo sự đoàn kết, chủ động phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, xác định rõ công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường.
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường: + Đối với GV, nhà trường cần tổ chức, hướng dẫn cho GV học tập để nắm vững quy chế chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ công tác của GV bộ môn, GVCN, cần quán triệt sâu sắc trách nhiệm nặng nề của mình, phải thấy được vai trò trung tâm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là GVCN. Tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức cho học sinh dành cho GVCN đặc biệt là những GVCN trẻ, kinh nghiệm giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng chưa nhiều.
+ Đối với Đoàn thanh niên, cần chú trọng bồi dưỡng về nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho lực lượng cán bộ Đoàn chủ chốt. Đoàn thanh niên cần nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động phong trào có ý nghĩa rất lớn, có tác động mạnh mẽ đến việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh từ đó mà xác định được vị trí của công tác Đoàn trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức cho bản thân học sinh:
Học sinh là đối tượng nhận được sự giáo dục, các em cần phải tự nhận thức được sự cần thiết của giáo dục đạo đức bên cạnh các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, các em cần phải thấy rõ muốn hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, phải thực hiện đồng thời việc lĩnh hội tri thức khoa học và học cách đối nhân xử thế, học làm một công dân tốt. Các em học sinh phải nhận thức được rằng: cần phải tạo cho mình ý thức tự giác trong quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT và phải biến quá trình tiếp nhận giáo dục đạo đức một cách thụ động thành quá trình tự giáo dục đạo đức và nhân cách - đây là điểm mới và sẽ đem lại hiệu quả cao nếu các nhà quản lý làm tốt vấn đề này.
* Đối với gia đình và xã hội
- Cha mẹ học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, cần chủ động phối hợp với nhà trường, đặc biệt là với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, phải kết hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội khác cùng tham gia giáo dục đạo đức, không bao che những thiếu sót của con em mình khi ở nhà hoặc ngoài xã hội.
- Nhà trường cần bàn bạc, thống nhất các mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức với CMHS. Từ đó tạo được sự đồng thuận trong hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.
- Gia đình cần phối hợp với cộng đồng để nắm được tình hình học sinh. Các thông tin thu được từ gia đình và cộng đồng giúp cho GVCN có thể đánh giá đúng học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
- Cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi tham quan dã ngoại, hoạt động ngoại khoá.… Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của con em mình theo yêu cầu của GVCN lớp hoặc theo yêu cầu chung của nhà trường.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội
3.2.1.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có, nhà trường cần xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể có tính khả thi mà trong đó các mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh được thống nhất nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn trường, tạo được sự nhất trí cao của các lực lượng giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả. Đồng thời, việc kế hoạch hoá sẽ giúp người phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh có thể kiểm soát được cả quá trình giáo dục.
3.2.1.2. Nội dung
Ban Giám hiệu nhà trường cần xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh, trên cơ sở đó xây dựng thành chương trình hành động với những bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Xác định rõ nội dung giáo dục đạo đức, các biện pháp, hình thức giáo dục đạo đức mà các lực lượng giáo dục cần tham gia để giáo dục đạo đức học sinh. Thống nhất cách thức tổ chức và trao đổi thông tin, cách kiểm tra đánh giá đạo đức học sinh. Thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch đã định, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Ban Giám hiệu nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của Ngành, các đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, của nhà trường, cần chỉ đạo thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, dự thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực… Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài chín, cơ sở vật chất,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục. Việc kế hoạch hoá quản lí hoạt động học sinh theo từng học kì, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
- Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cũng cần tranh thủ ý kiến đóng góp, sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của cấp trên để kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn.
- Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể.
- Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Tuỳ theo chủ đề mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:
+ Kế hoạch cho các ngày lễ, tết lớn như 20/10; 20/11; 22/12; 9/1; 3/2; 8/3; 26/3; 19/5; Tết Nguyên đán; Trung thu...
+ Kế hoạch tổ chức theo các đợt chỉ đạo cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng công tác học sinh sinh viên như: Triển khai “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Thủ đô”; các cuộc thi tìm hiểu về giáo dục pháp luật; các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày kỷ niệm... Thực tế quản lý giáo dục cho thấy, trong những năm qua, các trường THPT Hà Nội nói chung, trường THPT Hoài Đức B nói riêng đã tổ chức tốt, đem lại hiệu quả cao, làm chuyển biến về nhận thức cho cả giáo viên và học sinh trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Đây là điểm mới và là điểm mạnh của giáo dục Thủ đô nói chung và của trường THPT Hoài Đức B nói riêng.
- Triển khai nội dung mà kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch theo một trình tự nhất định, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch. Theo dõi những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và cần lưu ý công tác kiểm tra đánh giá để từ thực tế hoạt động có điều chỉnh kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục.
3.2.3. Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp
3.2.3.1. Mục tiêu
Trong nhà trường, GVCN là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện của một lớp, vì thế cần phải nâng cao năng lực công tác của GVCN lớp. Cụ thể:
- Có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
- Phải thường xuyên kết hợp với GV bộ môn trong hoạt động giáo dục đạo đức cũng như học các bộ môn văn hóa, cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của lớp.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh một cách toàn diện.
3.2.3.2. Nội dung
Nhà trường cần coi trọng vai trò của GVCN và công tác chủ nhiệm trong nhà trường, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ GVCN. Tập trung sự chỉ đạo của BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần hỗ trợ và tạo điều kiện để GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khuyến khích động viên họ phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. GVCN lớp phải là người tham gia tích cực các hoạt động chính trị xã hội, thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tích cực và tự giác trong việc tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường, địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Việc tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa rất quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
- GVCN phải xây dựng và củng cố các mối liên hệ với GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ giám thị và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
- Cần nghiên cứu nắm vững hệ thống lí luận giáo dục phổ thông, thường xuyên cập nhật, bổ sung tri thức giáo dục hiện đại là chỗ dựa cho hoạt động giáo dục trong thực tiễn, tạo cơ sở, hành lang pháp lí trong việc chỉ đạo, quản lí, xem xét, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục của GVCN với học sinh.
- Thiết lập nội dung, kế hoạch công tác chủ nhiệm.
- Tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Giúp PHHS hiểu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; đặc điểm hoạt động giáo dục của nhà trường; một số kiến thức về tâm – sinh lí lứa tuổi; một số phương pháp tổ chức và giáo dục gia đình.
+ Hàng năm kiện toàn tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (về nhân sự và quy định hoạt động của Ban đại diện,…).
+ Thường xuyên liên lạc giữa nhà trường và gia đình (thông qua sổ liên lạc, điện thoại...).
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp giữa GVCN với gia đình của từng học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
+ Định kì đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, những ưu khuyết điểm của từng học sinh và thông báo với gia đình.
- Tăng cường sự phối hợp của GVCN với các tổ chức ngoài xã hội: như các cơ quan hành pháp quản lí xã hội, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp ở địa phương … để phát huy và tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực trong giáo dục HS.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN, nhất là các GVCN trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân công các thầy cô bộ môn có kinh nghiệm trong công tác này với tư cách là “tư vấn” để giúp đỡ GVCN, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới (cả lý luận và thực tiễn) việc giáo dục đạo đức cho học sinh thời mở cửa. - Mỗi một khối lớp cần chỉ định một GVCN có kinh nghiệm và nhiệt huyết kiêm trưởng khối để thường xuyên nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời và trao đổ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Hàng tuần BGH tổ chức họp hội nghị giao ban giữa BGH, GVCN, tổ giám thị để đánh giá tình hình thực hiện nề nếp của học sinh các lớp, kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.
- Hàng năm, nhà trường cần tổ chức hội thi GVCN giỏi, qua đó tôn vinh những GVCN có tâm huyết, giầu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh đồng thời tạo điều kiện cho các GVCN khác có cơ hội học tập, đúc rút kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm.
3.2.4. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu
Quá trình giáo dục đạo đức phải biến được nhu cầu giáo dục các giá trị đạo đức từ bên ngoài thành nhu cầu bên trong của học sinh. Biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ chỗ học sinh phải cưỡng bức thực hiện thành ý thức tự giác chấp hành ở các em, dần biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Nhà trường là môi trường tốt để các em có thể tự thể hiện, tự đánh giá