Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 89)

quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.8.1. Mục tiêu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Như vậy, nhà trường cần phối hợp giữa ba môi trường giáo dục để đưa học sinh vào những hoạt động giáo dục đạo đức phong phú, hấp dẫn. Sự phối hợp này phải được thực hiện đan xen, hòa quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động, nhà trường cần tạo điều kiện, động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả nhất. Đây là biện pháp cần thiết cho thấy rõ hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức và cũng là đánh giá kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục thì giáo dục nhà trường phải là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội.

Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất.

3.2.8.2. Nội dung

Việc dạy dỗ con cái là trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên do áp lực của nền kinh tế thị trường nên hiện nay nhiều gia đình do quá bận rộn nên gần như phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường. Vì thế nhà trường cần giúp CMHS nhận thức đúng về quá trình biến đổi tâm sinh lý và ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với học sinh để gia đình biết cách chủ động tìm cách phối hợp giáo dục.

Bên cạnh việc phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình, việc tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng xã hội hóa trong việc giáo dục đạo đức. Phần lớn thời gian học sinh sinh hoạt tại nhà và ở cộng đồng nơi cư trú. Vì thế nếu chỉ chú ý giáo dục đạo đức trong nhà trường thì chưa đủ ảnh hưởng tới việc hoàn thiện nhân cách đạo đức cho học sinh. Cần chú trọng giáo dục việc giữ gìn các giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục, di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ môi trường của cộng đồng cho học sinh, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, giáo dục học sinh tôn trọng pháp luật, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô, thân ái với bạn bè...

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với Hội CMHS, xây dựng Ban đại diện CMHS vững mạnh. Hàng năm ngoài các kỳ họp vào đầu, giữa, cuối năm học nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề dành cho CMHS, qua đó nhà trường trang bị cho CMHS những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để giáo dục con em mình.

Hàng tháng, BGH nên họp với Ban đại diện CMHS nhà trường. GVCN cần họp với Ban đại diện CMHS của lớp để cùng nhau bàn bạc giải quyết một số vấn đề cụ thể như:

- Cung cấp thông tin về học sinh khi ở gia đình và quan hệ bạn bè ngoài xã hội.

- Cùng thống nhất với GVCN, BGH nhà trường tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh.

- Giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động của lớp, nhà trường, góp phần xây dựng tập thể trường lớp.

Những ứng xử của học sinh ở gia đình chưa hợp với chuẩn mực phải được thông báo với GVCN để kịp thời uốn nắn. Ngược lại, mọi thiếu sót của học sinh như chưa chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường cũng phải được thông báo đầy đủ với gia đình để nhắc nhở động viên con em mình thực hiện. Đối với học sinh, gia đình cần quan tâm trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường cần phải gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thay thế nhau. Nhưng rõ ràng, nhà trường phải giữ vai trò chủ động giúp CMHS xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch

Những biểu hiện tốt và chưa tốt của học sinh phải được GVCN tập hợp đánh giá cuối mỗi tuần học. Kịp thời biểu dương hoặc chỉnh đốn, phê bình trong tiết sinh hoạt lớp hay sinh hoạt chi đoàn. Trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, có hành vi phạm về đạo đức, GVCN phải báo cáo với Ban giám hiệu để phối hợp giáo dục và thông báo với gia đình học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc bằng điện thoại giữa GVCN với gia đình học sinh.

Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với gia đình học sinh và đại diện phụ huynh học sinh ở khu dân cư theo dõi, đánh giá việc rèn luyện đạo đức học sinh ở gia đình như:

- Thái độ tình cảm, quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Các mối quan hệ với mọi người trong thôn xóm, trong xã hội,...

- Tham gia các công việc trong gia đình. - Ý thức tự học tập ở nhà.

- Ý thức tiết kiệm, siêng năng, trung thực,…

Nhà trường giao cho ĐTN phối hợp với chính quyền các xã, công an, các lực lượng xã hội tìm hiểu:

- Ý thức tôn trọng trật tự, nội qui nơi công cộng. - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.

- Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Tất cả những thông tin trên được phản ánh từ phía gia đình và xã hội được tập trung thống nhất về nhà trường. Nhà trường tập hợp cùng với những thông tin học sinh về các hoạt động diễn ra trong nhà trường để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh sau mỗi kì học. Xếp loại hạnh kiểm học sinh và thông báo kết quả xếp loại cho gia đình.

Địa bàn sinh sống của cha mẹ các em của trường phần lớn tập trung ở các xã: An Khánh, La Phù, Đông La, An Thượng, Vân Côn là chính và có một số ít ở các xã khác trong Huyện Hoài Đức, Quận Hà Đông. Cùng với nhà trường Ban đại diện cha mẹ học sinh thành lập một Ban thường trực, Ban thường trực này không chỉ thay mặt cho cha mẹ học sinh trong đơn vị lớp mà còn thay mặt cho các phụ huynh có con em học tại trường đang cùng sinh sống ở một vùng dân cư nào đó để giữ mối liên hệ thường xuyên và phối hợp kịp thời với nhà trường, địa phương trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.9. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

3.2.9.1. Mục tiêu

- Động viên, khuyến khích, nhân rộng gương các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt; giúp các em học sinh thấy được các tồn tại, khuyết điểm, các nguyên nhân và biện pháp để học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt hơn.

- Giúp cho CBQL các cấp, giáo viên, phụ huynh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.9.2. Nội dung

- Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh: căn cứ vào Luật giáo dục 2005, Điều lệ trường THPT, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh, nội quy, quy định của nhà trường… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh trong việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy định của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của học sinh và của công dân tương lai.

- Kiểm tra đánh giá về kết quả học tập và rèn luyện, kết quả tham gia các phong trào hoạt động của nhà trường, của lớp.

3.2.9.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ ràng mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức học sinh cho toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của nhà trường. Nhà trường căn cứ vào Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học; căn cứ vào Thông tư số 58/TT- BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, các nội quy, quy định của nhà trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Nhà trường cần phối hợp nhiều yếu tố để đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh, cụ thể:

- Phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân …

- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề …

- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trường, ý kiến của giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của học sinh, nhận xét đánh giá của nơi học sinh cư trú …

Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin từ các kênh khác nhau, kiểm tra tính xác thực, công bố trước lớp trong giờ sinh hoạt để học sinh

xác nhận, học sinh làm kiểm điểm nhận xét, đối chiếu với chuẩn và tự mình xếp loại, sau đó cả lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp và báo cáo với Ban Giám hiệu. Xếp loại hàng tháng được căn cứ vào xếp loại của các tuần và xếp loại của học kỳ được căn cứ từ xếp loại của các tháng.

Đối với các học sinh ý thức rèn luyện đạo đức chưa tốt, cần yêu cầu các em làm tường trình, kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp căn cứ vào các chuẩn đã được quy định đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của nhà trường xem xét kỷ luật và được thông báo, nhận xét công khai trước cờ để làm gương cho những học sinh khác.

GVCN phải thông báo kịp thời tới phụ huynh những học sinh vi phạm và đề nghị gặp trực tiếp để bàn các biện pháp phối hợp giáo dục.

Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần.

Hàng tháng hoặc sau các đợt thi đua phải tổ chức họp để đánh giá kết quả giáo dục, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các biện pháp giáo dục khả thi và có hiệu quả giáo dục cao hơn.

Sau mỗi năm học, BGH nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo cho những năm sau đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 89)