Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT

Mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục học sinh THPT nói riêng là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể - Mỹ. Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục THPT để tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người có trình độ cao, biết cách tự học, có hoài bão, có năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi trong đời sống xã hội.

Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy tinh hoa, giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố, mở rộng kiến thức đã được học trên lớp, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Về kỹ năng : Củng cố vững chắc những kiến thức cơ bản, tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động …

Về thái độ: Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho học sinh để từ đó các em có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình và biết đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái, biết cảm thụ những cái đẹp trong cuộc sống.

Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu giáo dục chung cần biết quan tâm đến những đối tượng giáo dục cụ thể, quan tâm đến truyền thống, phong tục tập quán của địa phương.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cần phải được xây dựng trên cơ sở đổi mới chương trình nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục toàn

diện. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu giáo dục. Trong quá trình thực hiện, nhà quản lý cũng như giáo viên cần phải thực hiện nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cần xác định rõ vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của từng yếu tố cũng như sự tác động của các yếu tố này đến các hoạt động. Cần biết đặt các hoạt động trong điều kiện của địa phương. Các hoạt động phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học. Cần có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Hoạt động giáo dục đạo đức phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trường về định hướng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động, nhận thức của GV và học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường…Trên cơ sở đó việc thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả cao và mang tính khả thi. Nếu kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức không đảm bảo tính thực tiễn thì có thể không đáp ứng được yêu cầu giáo dục hoặc vượt quá khả năng thực hiện việc tổ chức hoạt động.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, người tổ chức phải nắm được những mặt mạnh của học sinh để thúc đẩy học sinh hành động đúng, hình thành các phẩm chất đạo đức, lối sống cũng như rèn luyện kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Cần mạnh dạn giao cho học sinh những yêu cầu vừa sức để học sinh có thể tự thực hiện và tự khẳng định mình trong hoạt động được giao.

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)