Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 122)

Để khảo sát thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi và phỏng vấn các đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, GVCN, GVBM, học sinh, PHHS của trường THPT Hoài Đức B và cán bộ quản lý địa phương. Cụ thể:

Phƣơng pháp điều tra Ban giám hiệu Cán bộ Đoàn GVCN GV bộ môn Học sinh PHHS Cán bộ QL địa phƣơng Phiếu hỏi 3 5 30: K10:10; K11:10; K12:10 22 150: K10:50; K11:50; K12:50 30: K10:10; K11:10; K12:10 20 Phỏng vấn 3 5 15 11 75 15 5

2.2.1. Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Hoài Đức B, thành phố Hà Nội

Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã rất chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh trong đó có việc giáo dục đạo đức cho các em, bằng các biện pháp chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì thế, kết quả giáo

dục đạo đức của học sinh có những chuyển biến rõ rệt. Đa số các em học sinh đều chăm, ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè, số lượng học sinh chậm tiến, ý thức kém ngày càng giảm, không có học sinh vi phạm pháp luật, cờ bạc, nghiện hút. Phong trào tự quản của các lớp được duy trì tốt, ý thức tự rèn luyện của học sinh ngày càng cao. Hầu hết các em học sinh đều có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 3 năm học trở lại đây như sau:

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 Năm học Số lƣợng HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 1872 1442 77,1 353 18,8 69 3,7 8 0,4 2011-2012 1870 1497 80,1 317 16,9 51 2,7 5 0,3 2012-2013 1802 1535 85,2 240 13,3 25 1,4 2 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Hoài Đức B, Thành phố hà Nội)

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013

Nhìn vào bảng thống kê 2.1 và biểu đồ 2.1 về kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 ở trên cho thấy tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của các năm học đều ở mức trên 90% trong đó số lượng và tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ các năm sau đều cao hơn so với năm trước, cụ thể năm học 2010-2011 là 77,1%, năm học 2011-2012 là 80,1% và năm học 2012-2013 đạt 85,2%. So sánh giữa các khối lớp cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt của khối 12 cao hơn so với khối 11 và khối 10 là thấp nhất. Như vậy có thể thấy, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tình hình xã hội đang có nhiều biến động phức tạp, TNXH đang có chiều hướng gia tăng ở địa phương, song tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt luôn tăng, khối lớp 12 cao hơn khối lớp 10 mới vào trường, điều đó khẳng định hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

Tuy nhiên, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu mặc dù có giảm nhưng vẫn còn khoảng 1,5%, số học sinh này thường là các em ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, ngại rèn luyện, một số em vi phạm nội quy nhà trường nhiều lần và có hệ thống, sửa chữa chậm, tuy không nghiêm trọng song gây những ảnh hưởng xấu, tác động không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh (Đơn vị: %) TT Nội dung vi phạm Thƣờng xuyên Thi thoảng Không vi phạm

1 Nghỉ học không phép, bỏ tiết, đi

muộn 2,3 6,7 91,0

2 Nói chuyện riêng trong giờ học 5,3 10,1 84,6 3 Lười học, không học bài cũ 4,2 20,3 75,5 4 Gian lận trong kiểm tra thi cử 3,9 5,2 90,9

5 Nói tục, chửi thề 2,5 4,6 92,9

6 Hút thuốc, uống rượu, bia 1,7 15,3 83,0

7 Trộm cắp, đánh bạc 0,5 1,2 98,3

8 Sử dụng chất ma túy 0,0 0,0 100,0

9 Đánh nhau 0,3 0,6 99,1

10 Vô lễ với giáo viên và người lớn 1,5 2,4 96,1 11 Bao che thói hư, tật xấu của bạn 30,6 50,7 18,7

12 Phạm luật giao thông 3,3 40,0 56,7

13 Gây gổ, quậy phá làm mất trật tự nơi

công cộng 2,3 7,4 90,3

14 Quan hệ tình dục sớm, yêu đương

không lành mạnh 0,0 0,7 99,3

15 Các vi phạm khác 6,7 93,3 0,0

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy biểu hiện yếu kém về đạo đức thường gặp của học sinh trong nhà trường là bao che thói hư tật xấu cho bạn (30,6%); nói chuyện riêng trong giờ học (5,3%); Lười học, không học bài cũ (4,2%); gian lận trong kiểm tra, thi cử (3,9%); Phạm luật giao thông

(3,3%); nói tục, chửi thề (2,5%); Nghỉ học không phép, bỏ tiết, đi muộn (2,3%). Qua số liệu trên có thể thấy phần lớn học sinh của nhà trường có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Như vậy có thể khẳng định môi trường giáo dục trong nhà trường là môi trường lành mạnh, nhà trường đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cho thấy hiện nay có một bộ phận nhỏ học sinh bàng quan, thờ ơ với các hoạt động của nhà trường, của lớp, của chi đoàn, không có ý thức vươn lên, ngại tham gia các hoạt động tập thể, sống thực dụng, bao che các khuyết điểm của bạn, thiếu ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Các em cho rằng chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Đó là những biểu hiện lệch lạc đòi hỏi nhà trường cần phải chú trọng hơn nữa tới công tác nâng cao nhận thức cho học sinh.

Bảng 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức

(Đơn vị: %)

TT Nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên Học sinh

Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý

1 Bản thân HS không có sự rèn luyện 75,0 25,0 78,7 21,3 2 Thiếu sự quan tâm của gia đình 86,7 13,3 83,3 16,7 3 Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo 51,7 48,3 54,7 45,3 4 Sự xa lánh của bạn bè tốt 61,7 38,3 34,7 65,3 5 Tác động tiêu cực của bạn bè 83,3 16,7 80,7 19,3 6 Định kiến của xã hội 46,7 53,3 41,3 58,7 7 Nhà trường giáo dục đạo đức chưa

tốt 58,3 41,7 48,0 52,0

8 Sự phát triển của khoa học công

nghệ: điện thoại, internet, games… 85,0 15,0 50,7 49,3 9 Tất cả các nguyên nhân trên 91,7 8,3 64,0 36,0

Tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức, kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy, những nguyên nhân chính dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức là: thiếu sự quan tâm của gia đình (GV: 86,7%; HS: 83,3%); tác động tiêu cực của bạn bè (GV: 83,3%; HS: 80,7%); bản thân HS không có sự rèn luyện (GV: 75,0; HS: 78,7%). Tuy nhiên có một số nội dung mà cách nhìn nhận, đánh giá của GV và học sinh lại khác nhau: sự phát triển của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…(GV: 85%: HS: 50,7%); sự xa lánh của bạn bè tốt (GV: 61,7%; HS: 34,7%)

2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Hoài Đức B

Bảng 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Hoài Đức B

(Đơn vị: %)

TT Yếu tố ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng hƣởng Ảnh

Không ảnh hƣởng

1 Chuẩn đánh giá đạo đức học sinh 26,7 56,6 16,7 2 Nội dung, kế hoạch giáo dục cụ thể 93,4 3,3 3,3 3 Phẩm chất, lối sống của thầy, cô,

cha mẹ, bạn bè… 96,7 3,3 0,0

4 Khen thưởng, trách phạt kịp thời 73,3 26,7 0,0 5 Tác động tiêu cực của môi trường

xã hội 93,3 6,7 0,0

6 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà

trường thiếu thốn 6,7 90,0 3,3

7 Sự phối hợp giữa nhà trường và gia

đình 88,3 11,7 0,0

8 Sự phối hợp với các tổ chức đoàn

thể xã hội ở địa phương 91,7 8,3 0,0 Về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là các yếu tố như: Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè… (96,7%); Nội dung, kế hoạch giáo dục cụ thể

(93,4); Tác động tiêu cực của môi trường xã hội (93,3%); Sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (91,7%); Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (88,3%). Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy những yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; chuẩn đánh giá đạo đức học sinh tuy có ảnh hưởng nhưng không quá lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ

huynh học sinh vềhoạt động giáo dục đạo đức đối với học sinh

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc phát triển toàn diện của học sinh

(Đơn vị: %) Stt Đánh giá Cán bộ, giáo viên Cán bộ QL địa phƣơng PHHS Học sinh 1 Rất cần thiết 68,4 90,0 95,0 74,7 2 Cần thiết 23,3 10,0 5,0 22,0 3 Ít cần thiết 8,3 0,0 0,0 3,3 4 Không cần thiết 0,0 0,0 0,0 0,0

Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc phát triển toàn diện của học sinh

Thông qua bảng số liệu 2.5 và biểu đồ hình 2.2 cho thấy thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc phát triển toàn diện của học sinh, phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng giáo dục đạo đức là cần thiết và rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên, học sinh được hỏi cho rằng giáo dục đạo đức ít cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Điều đó cho chúng ta thấy nhận thức của một bộ phận GV và học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức đối với học sinh còn chưa đúng, còn coi nhẹ việc giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ quản lý địa phương về sự cần thiết của các hoạt động giáo dục ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường THPT Hoài Đức B

(Đơn vị: %) TT Các mặt giáo dục Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Đức dục 73,7 20 6,3 0,0 2 Trí dục 91,2 8,8 0,0 0,0 3 Lao động 29,9 31,3 32,5 6,3 4 Hướng nghiệp 36,2 21,3 25 17,5

5 Giáo dục quốc phòng – An ninh 30 32,5 25 12,5 6 Tình yêu, hôn nhân, gia đình 73,7 26,3 0,0 0,0

7 Giáo dục thể chất 47,7 30 22,3 0,0

8 Giáo dục thẩm mĩ 62,5 30 7,5 0,0

Ngoài ra, so sánh việc đánh giá vai trò của giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác trong nhà trường nhất là giáo dục trí dục thì giáo dục đạo đức vẫn còn bị coi nhẹ, cụ thể thông qua bảng thống kê khảo sát đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, GV, cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý địa phương ở trên

cho thấy 100% số người được khảo sát cho rằng giáo dục trí dục là cần thiết và rất cần thiết, trong khi đó chỉ có 73,7% cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý địa phương được khảo sát cho rằng giáo dục đức dục là rất cần thiết và vẫn còn 6,3% cho rằng giáo dục đạo đức là ít cần thiết trong nhà trường. Như vậy có thể thấy do cách đánh giá, kiểm tra, thi cử hiện nay chỉ chú trọng nhiều đến kết quả các môn học văn hóa nên đã gây ra một tâm lý chung trong nhà trường là xem nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ tập trung vào điểm số, bài thi, xếp loại học lực của học sinh trong các năm học.

Thông qua kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý cho thấy, từ nhận thức chưa phù hợp đã dẫn đến việc đề ra kế hoạch chỉ đạo, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ quản lý, cần đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học quản lý giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Đối với GV, trong thực tế giáo dục cho thấy mỗi thầy cô giáo trong nhà trường đều biết dựa vào ưu thế môn học của mình giảng dạy để giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Không những thế ngoài 45 phút của tiết học các thầy cô cũng luôn chú ý và có trách nhiệm trong việc uốn nắn, điều chỉnh những hành vi sai lệch về đạo đức của học sinh giúp các em nhận ra thiếu sót và hướng dẫn các em sửa chữa kịp thời nhất là GVCN. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ các thầy cô giáo, cán bộ quản lý địa phương chưa nhận thức hết vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em cũng như vai trò của giáo dục đạo đức trong sự phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường.

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức và hành động của PHHS đối với việc rèn luyện đạo đức học sinh

(Đơn vị: %)

TT Nội dung hoạt động

Mức độ cần thiết Mức độ tiến hành Rất cần Cần Không cần Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 1 Nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con 95,0 5,0 0,0 85,0 15,0 0,0

2 Giúp đỡ con khi gặp

khó khăn, vướng mắc 90,0 10,0 0,0 90,0 10,0 0,0

3

Đáp ứng ngay những yêu cầu của con không cần tìm hiểu 0,0 25,0 75,0 0,0 20,0 80,0 4 Uốn nắn ngay những biểu hiện lệch lạc 100,0 0,0 0,0 85,0 15,0 0,0 5 Theo dõi, nhắc nhở mọi công việc hàng ngày

85,0 15,0 0,0 90,0 10,0 0,0

Về nhận thức và hành động của PHHS đối với việc rèn luyện đạo đức cho học sinh, thông qua bảng số liệu khảo sát trên cho thấy phần lớn PHHS đã chủ động trong việc nắm bắt tình hình học tập của con em mình, đồng thời cũng rất chủ động trong việc giáo dục con cái, khi thấy con có những biểu hiện lệch lạc đều có những biện pháp uốn nắn kịp thời , luôn quan tâm, nắm bắt tâm tư tình cảm của con, theo dõi nhắc nhở con cái thường xuyên, qua đó góp phần cùng nhà trường giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.2.5. Thực trạng về hình thức và nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Hoài Đức B

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ cần thiết và thái độ tham gia của học sinh vào các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức

(Đơn vị: %)

TT Hoạt động

Mức độ cần thiết Thái độ tham gia

Rất cần Cần Không cần Rất thích Thích Không thích 1

Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động tập thể.

79,3 20,7 0,0 53,3 42,7 4,0

2 Giáo dục thông qua các

giờ học văn hóa trên lớp 72,0 28,0 0,0 54,7 45,3 0,0 3

Giáo dục thông qua sinh hoạt với chi đoàn, lớp và GVCN

75,3 24,7 0,0 49,3 45,4 5,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

Giáo dục thông qua lao động, vệ sinh trường lớp, hướng nghiệp

76,0 24,0 0,0 45,3 54,7 0,0

5

Giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí

69,3 28,7 2,0 65,3 33,4 1,3

Một phần của tài liệu Đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B, Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 122)