D đt = H tổng thể *d mẫu *k biết *k quan tâm *k sẵn lòng mua *k nơi mua
7 Kết quả chính từ điều tra, khảo sát Phân tích SWOT và các khuyến nghị Kết luận
7.3.2 Khuyến nghị từ nghiên cứu
Các khuyến nghị dưới đây kết xuất từ phân tích SWOT
Bảng 7.3. Khuyến nghị từ phân tích SWOT
S W O T Khuyến nghị
5 1,2,3,5
Truyền thông là hoạt động quan trọng hàng đầu để hình thành, phát triển thị trường. Tận dụng hệ thống truyền thông công cộng và các chương trình, dự án của chính phủ, các tổ chức khác
1,3 1,2
Có các nghiên cứu tiếp cận thị trường cụ thể hơn để thiết kế sản phẩm phù hợp cho một vài phân khúc hấp dẫn nhất. Xây dựng thương hiệu là công việc trọng tâm của doanh nghiệp để định vị giá trị cảm nhận của khách hàng
1,2,3 1,2,3 4 5,6
Xúc tiến dự án gạo Global GAP theo trình tự: Ước lượng thị trường và xác định thị trường trọng tâm-- Thiết kế sản phẩm -- Hoạch định liên kết -- Triển khai liên kết & tiếp thị .
Doanh nghiệp đóng vai trò chính trong dự án.
6 5 Bắt đầu từ sản xuất cung ứng gạo Global GAP nội địa là bước chuẩn bị cho xuất khẩu gạo Global GAP
1,2,3 2 2
Triển khai Global GAP từ một phần diện tích trong liên kết "cánh đồng mẫu lớn" sẽ giảm thiểu rủi ro, khắc phục hạn chế của người sản xuất và tận dụng lợi thế sẵn có của doanh nghiệp.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu-điều tra, phân tích SWOT và các khuyến nghị trên đã được trình bày trong một hội thảo tổ chức tại Sở NN- PTNT An Giang. Các chuyên gia từ trường Đại học An Giang, các nhà quản lý ở doanh nghiệp sản xuất-chế biến-phân phối gạo cùng các chuyên viên Sở NN-PTNT đã tham gia thảo luận và đóng góp nhiều đánh giá, khuyến nghị đáng quan tâm. Chi tiết hội thảo được trình bày ở Phụ lục.
7.4 Kết luận
Phần cuối này đưa ra các kết quả chính từ toàn bộ dự án nghiên cứu để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu, đồng thời chỉ ra các hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này đặt ra ba mục tiêu: (1) mô tả, đo lường nhu cầu gạo đạt tiêu chuẩn Global GAP cho thị trường nội địa, (2) thẩm định tính khả thi kỹ thuật và kinh tế của sản phẩm gạo Global GAP và (3) đưa ra các khuyến nghị cho các bên liên quan.
Nhu cầu gạo Global GAP của hộ gia đình (người tiêu dùng cuối) có thu nhập khá trở lên (30% thu nhập cao nhất) và các nhà hàng-khách sạn (người tiêu dùng tổ chức-trung gian) tại các thành phố được tập trung làm rõ, trong đó, hộ gia đình là trọng tâm. Kết quả điêu tra hộ tiêu dùng đã mô tả được (1) hành vi tiêu dùng gạo hiện tại, (2) mức độ trung thành với loại gạo và nhà phân phối hiện nay, (3) mức độ quan tâm đến ATVS thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, (4) hiểu biết về gạo Global GAP, (5) sự mong muốn và sẵn lòng mua gạo Global GAP với một mức giá gia tăng tối đa chấp nhận được. Đó là các cơ sở để nghiên cứu xây
dựng được lượng cầu, đường cầu và xác định 2 phân khúc có ý nghĩa cho tiếp thị gạo Global GAP là TpHCM và hai Tp Long Xuyên-Cần Thơ – ba địa phương được chọn để lấy mẫu điều tra. Kết quả phỏng vấn các nhà hàng-khách sạn cũng cho thấy nhu cầu gạo Global GAP của hộ gia đình cũng chính là lực kéo chính để các hộ tiêu dùng tổ chức-trung gian hình thành nhu cầu chocác nhà cung cấp gạo cho mình.
Các kết quả nghiên cứu trên mang đến thông tin cơ sở cho doanh nghiệp chọn lựa thị trường, phát triển sản phẩm xác lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tiếp thị. Tuy vậy, cũng như nhiều cuộc điều tra thị trường khác, việc lấy mẫu phi xác suất và cỡ mẫu không quá lớn (Long Xuyên: 140, Cần Thơ: 100, TpHCM: 300) có thể tạo ra các sai biệt nhất định khi tổng quát hóa.
Tính khả thi kỹ thuật của sản xuất kinh-doanh gạo Global GAP được đánh giá qua sự đối chiếu giữa nguồn lực của các bên liên quan chủ chốt trong liên kết sản xuất là nông hộ, THT/HTX và doanh nghiệp cùng bên hỗ trợ chính là Sở NN-PTNT. Thông tin thu thập được từ phỏng vấn các bên cho thấy sản xuất lúa Global GAP là hoàn toàn triển khai được trên thực tiễn, nhất là đối với nông dân có kinh nghiệm. Việc sản xuất càng thuận lợi hơn khi doanh nghiệp liên kết đang thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Tuy nhiên, cũng cần thấy các yêu cầu về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của khu vực là hàng rào ngăn việc triển khai rộng rãi. Các khâu còn lại như xay xát, đóng gói và phân phối không có vấn đề đáng kể về kỹ thuật.
Tính khả thi về kinh tếcủa sản xuất kinh-doanh gạo Global GAP là vấn đề chưa được trả lời trọn vẹn, mặc dù đã ước lượng được lượng cầu và giá chấp nhận cho gạo đạt chuẩn Global GAP. Chỉ tiêu quan trọng nhất cho khả thi kinh tế là khả năng sinh lợi, được xác định bằng doanh thu (lượng cầu*giá chấp nhận) trừ đi chi phí (sản xuất theo Global GAP+tiếp thị). Việc đo lường chỉ tiêu này có các vấn đề cần lưu ý sau:
Vì khẩu vị, thị hiếu người tiêu dùng rất phân tán (có hơn 60 tên gạo khách hàng nêu tên với khoảng giá rộng) nên cuộc điều tra tiếp cận nhu cầu theo hướng xem Global GAP là một đặc tính tạo giá trị gia tăng cho gạo mà họ đang dùng. Do đó, lượng cầu chưa chỉ ra được cho một loại lúa/gạo nào cụ thể.
Gạo Global GAP là một sản phẩm mới, giá trị mà Global GAP mang lại cho khách hàng là không thể cảm nhận trực tiếp được. Do đó, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường một mặt hàng gạo cụ thể là vấn đề mà doanh nghiệp phải đầu tư và nghiên cứu. Khi đó, số liệu doanh thu và chi phí mới hình thành chính xác, tin cậy.
Phương pháp tích tụ thị trường dùng tính toán lượng cầu bằng tích các hệ số, phương pháp này thể hiện quan điểm kém lạc quan nhất khi đánh giá thị trường. Mặt khác, ước lượng cầu trong báo cáo chỉ cho các thị trường được chọn mẫu (TpHCM, Long Xuyên, Cần Thơ) và người được phỏng vấn chỉ nắm được thông tin khái lược về gạo Global GAP. Do vậy, lượng cầu thực trên toàn có thể gia tăng khi người tiêu dùng có nhiều thông tin hơn, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều thị trường hơn.
Khuyến nghị cho các bên liên quan được kết xuất bằng cách đưa ra bảng phân tích SWOT trên cơ sở kết quả điều tra, phỏng vấn rồi tích hợp sự đóng góp của các chuyên gia. Trong đó, đáng chú ý là các khuyến nghị cho các bên (sở NN-PTNT, nông hộ/THT/HTX, doanh nghiệp) về: (1) truyền thông , (2) tiếp cận kiểu dự án cho phát triển sản phẩm và liên kết sản xuất, (3) phát triển liên kết Global GAP trên cơ sở liên kết “cánh đồng mẫu lớn”. Các khuyến nghị trên dừng ở mức định hướng, rất cần có các nghiên cứu hoạch định hành động tiếp sau để giải quyết các vấn đề cụ thể hơn.