1. Giới thiệu khai mạc của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang
- Trình bày sự cần thiết của mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Global GAP. - Tình hình triển khai sản xuất gạo theo tiêu chuẩn Global GAP trên địa bàn tỉnh An
Giang.
- Giới thiệu thành phần đại biểu tham dự Hội thảo và khuyến khích các đại biểu tham gia thảo luận.
2. Trình bày kết quả nghiên cứu
ThS. Nguyễn Thành Long trình bày những kết quả chính từ hoạt động Khảo sát thị trường tiêu thụ nội địa của sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn Global GAP.
3. Kết quả thảo luận
3.1 Ý kiến chuyên gia: PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm
- Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tích tụ thị trường để ước lượng nhu cầu tiêu thụ, trong đó có một vài hệ số đã được ước lượng hơi cao, chẳng hạn Hệ số quan tâm đến gạo GAP.
Nhóm nghiên cứu: Hầu hết các hệ số được ước lượng từ kết quả khảo sát thực tế, một vài hệ số còn lại phải ước lượng thì nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng thận trọng nên các hệ số ước lượng là không cao.
- Các câu trả lời (trong thang đo Likert 1-5) có mức tương quan nhau cao (câu trước điểm cao, câu sau thường điểm cao). Tính độc lập giữa các câu hỏi trong bản hỏi phỏng vấn hộ tiêu dùng (ví dụ các ý liên quan đến sức khỏe và ATVSTP trong câu 9, 10 và 12) đã được test chưa?
- Khi thu nhập hộ tiêu dùng tăng thì lượng gạo tiêu dùng có xu hướng giảm và có sự dịch chuyển sang sử dụng gạo chất lượng cao. Vì vậy, khâu dự báo cần đưa vào tỷ lệ hộ thu nhập cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng thị trường cũng cần được quan tâm. Số liệu lịch sử về tiêu thụ gạo của từng DN sẽ giúp xác định được tỷ lệ tăng trưởng thị trường.
Nhóm nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng số liệu thu nhập bình quân của người dân 3 thành phố trong vùng nghiên cứu do Tổng cục thống kê công bố. Nhóm nghiên cứu ước lượng có 30% dân số của mỗi thành phố có thu nhập khá-cao. Tỷ lệ tăng trưởng thị trường được ước lượng dựa vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu gạo thơm nội địa của các doanh nghiệp kinh doanh gạo và các siêu thị.
- Giữa thị trường Cần Thơ+Long Xuyên và TP. HCM có sự khác nhau đáng kể thu nhập, và chính sự khác biệt đó đã dẫn đến những sự khác biệt còn lại về nhu cầu, thị hiếu. Nói cách khác, chính thu nhập chứ không phải khu vực địa lý mới là biến tác động lớn nhất.
Nhóm nghiên cứu: Đúng là giữa thị trường Cần Thơ+Long Xuyên và TP. HCM có sự khác nhau đáng kể thu nhập, và chính sự khác biệt đó đã dẫn đến những sự khác biệt còn lại về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng gạo. Tuy vậy, phát biểu trên cũng đồng nghĩa với việc khu vực TP.HCM có sự khác biệt với khu vực Cần Thơ+Long Xuyên về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng gạo. Như vậy, nói biến tác động đến nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng gạo là thu nhập hay khu vực địa lý đều được.
- Hiện nay, chuẩn Global GAP đang áp dụng trên một số sản phẩm nông nghiệp như trái cây, rau màu,… Tuy nhiên, dường như trên thế giới chưa có nhà nhập khẩu nào yêu cầu mua gạo theo tiêu chuẩn Global GAP. Đây cũng là một trong số những khó khăn cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo Global GAP.
- Đối với thị trường nội địa: Tiềm năng lớn nhưng chưa mở rộng được thị trường do nhận thức của người tiêu dùng khi quyết định tiêu dùng gạo quan tâm chủ yếu đến khẩu vị, ít có người quan tâm ATVSTP vì chưa thấy ai bị ngộ độc hay gặp vấn đề về sức khỏe khi sử dụng gạo.
- Người tiêu dùng rất khó nhận biết được giá trị và ý nghĩa bên trong của sản phẩm gạo Global GAP (môi trường, sức khỏe cộng đồng) nếu không có vai trò của truyền thông. Bên cạnh yếu tố thu nhập, khi ý thức của người tiêu dùng về vấn đề bảo vệ môi trường và tính bền vững trong sản xuất được nâng cao thì sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng gạo Global GAP.
3.2 Ý kiến của doanh nghiệp
(1) Bà Lưu Thị Lan (Phó Tổng GĐ Cty Gentraco)
- Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo Global GAP trên 50%. Đây là một con số khá bất ngờ.
Nhóm nghiên cứu: Tỷ lệ “biết đến gạo GAP” bao gồm cả tỷ lệ “biết rõ” và “biết không rõ”.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu gạo GAP ở nội địa của Cty Gentraco trên 10%/tháng (tốc độ này cao vì doanh thu năm đầu thấp). Kênh phân phối gạo Global GAP của Công ty là các siêu thị từ Bắc vào Nam (thị trường chính là TP.HCM), ngoại trừ siêu thị Metro.
- Người tiêu dùng có thu nhập cao quan tâm trước hết đến khẩu vị (gạo ngon cơm), sau đó mới đến yếu tố sạch-an toàn. Mức độ quan tâm đến ATVSTP ở TP.HCM cao hơn ở khu vực An Giang – Cần Thơ.
- Chiến lược phát triển của Cty Gentraco đối với sản phẩm gạo Global GAP là tập trung vào thị trường nội địa để tìm ra giá trị khác biệt. Ổn định thị trường nội địa trước, sau đó mới hướng đến xuất khẩu.
- Cty Gentraco đã đầu tư xây dựng thương hiệu riêng, đang xúc tiến tìm thị trường xuất khẩu thông qua các Hội chợ. Đã có một số đối tác nước ngoài quan tâm tìm hiểu sản phẩm gạo Global GAP, nhưng Công ty chưa nhận được đơn đặt hàng cụ thể.
- Doanh nghiệp mất nhiều thời gian để thâm nhập thị trường (thông thường từ 1-2 năm). Năm đầu tiên là dành cho việc phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và kênh phân phối, do đó doanh thu rất thấp mà chi phí lại cao. Kể từ năm thứ hai trở đi thì thị trường bắt đầu chấp nhận sản phẩm nên doanh thu tăng nhanh.
- Truyền thông là rất quan trọng để kích cầu. Cty Gentraco có chính sách Marketing riêng đã làm cho doanh số tăng khá nhanh.
(2) Ông Thanh – Phó Giám đốc ngành hàng gạo Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang
- Đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Khảo sát rất có giá trị đối với doanh nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu rất khoa học, nhưng số mẫu khảo sát chưa nhiều và chỉ tập
trung vài thị trường (TP.HCM, CT và LX), liệu rằng các dự báo thị trường có đáng tin cậy và có phù hợp/có đủ để đưa ra khuyến nghị tổng thể về thị trường không? - Giả sử kết quả báo cáo là chính xác về thị trường, tác giả cần phân tích thêm với chi
phí sản xuất của nông dân, mức kỳ vọng lợi nhuận của nông dân, chi phí sản xuất/chế biến của công ty và mức kỳ vọng lợi nhuận của công ty thì với mức giá lúa bán ra/ mua vào như thế nào là hài hòa lợi ích đôi bên.
- Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang đang xây dựng đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt (phối hợp với Viện lúa ĐBSCL) với chiến lược chuyển toàn bộ diện tích lúa trong vùng nguyên liệu của Cty sang sản xuất theo mô hình Global GAP.
(3) Ý kiến của một số Doanh nghiệp khác:
- Nghiên cứu khảo sát có đánh giá thị trường về yếu tố màu sắc gạo không (gạo màu trắng, tím và đen)?
Nhóm nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy NTD hầu như chỉ quan tâm tới gạo trắng, với hai lựa chọn là trắng trong và trắng đục. Do đó, các màu sắc gạo còn lại (đen, tím) không được đưa vào Bản hỏi.
- Giai đoạn tiếp cận thị trường là gian nan nhất. Vai trò quảng bá truyền thông là cực kỳ quan trọng. Cần truyền thông để người tiêu dùng hiểu về lợi ích và giá trị tiềm ẩn khi ăn gạo Global GAP. Cần tập trung truyền thông vào 2 đối tượng chính: người tiêu dùng (nhận thức về giá trị thực của gạo Global GAP) và người sản xuất (sản xuất đúng quy trình, đảm bảo VSATTP và thay đổi thói quen sinh hoạt). Cần chú ý truyền thông tới cả những nông dân chưa tham gia sản xuất gạo GAP nhưng có diện tích cạnh vùng sản xuất gạo GAP. Để làm được điều này, nhất thiết phải có sự tham gia của chính quyền địa phương.
- Hiện tại rất khó quản lý được vấn đề ATVSTP, gạo là một thành phần nhỏ trong khẩu phần ăn của mỗi hộ. Cần làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng vào uy tín của cơ quan cấp chứng nhận gạo sạch để tránh tình trạng người tiêu dùng bị nhiễu thông tin về về sản phẩm gạo sạch.
- Trong công tác truyền thông, nếu doanh nghiệp tự mình quảng bá thì hiệu quả sẽ không cao bằng sự giới thiệu của bên thứ ba (cơ quan truyền thông đại chúng, nhà khoa học…), vì điều đó giúp người dân không có cảm giác doanh nghiệp đang tự khen mình. Sự hỗ trợ thích hợp sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trong giai đoạn thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động trong công tác truyền thông và xây dựng thương hiệu để có sự phối hợp thích đáng với cơ quan truyền thông và nhà khoa học, cũng như có các chương trình xây dựng-quảng bá thương hiệu cho riêng mình.
3.3 Ý kiến của Sở Nông nghiệp-PTNT An Giang
- Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu (Sở Nông nghiệp-PTNT An Giang) đánh giá cao kết quả nghiên cứu.
- Nhóm tác giả cần giải thích rõ hơn về mức giá tăng thêm mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được và đánh giá mức nhu cầu đối với các mức giá tăng 10% và 20%. Các mức giá này được nông dân và doanh nghiệp đánh giá là hợp lý để có thể sản xuất và kinh doanh gạo Global GAP.
- Chi phí sản xuất thường xuyên (vật tư đầu vào) khi làm theo mô hình Global GAP thấp hơn so với sản xuất theo quy trình thường. Hiện tại giá bán của sản phẩm gạo Global GAP cao là do chi phí cấp giấy chứng nhận cao (khoảng 4,000 USD/100ha). Khi mở rộng quy mô diện tích lên gấp nhiều lần thì chi phí cấp giấy chứng nhận trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống.
- Cần tính toán cụ thể bài toán chi phí để nông dân và doanh nghiệp có thể đầu tư, hài hòa lợi ích giữa ND và DN (nhóm nghiên cứu có thể tham khảo Bản hạch toán chi tiết các khoản chi phí sản xuất lúa Global GAP của Sở NN-PTNT). Cần có tính toán cụ thể hơn thì mới hấp dẫn DN. Nghiên cứu bổ sung thêm phần kiến nghị nhằm định hướng cho DN có nên tham gia sản xuất gạo Global GAP hay không.
- Hiện tại một số doanh nghiệp đang thương lượng với nông dân ở mức giá chênh lệch 10% (giá mua lúa Global GAP cao hơn 10% so với lúa thường). Đây là mức hài hòa trong điều kiện doanh nghiệp đang tìm cách dần dần tiếp cận thị trường gạo sạch. Nông dân thích bán lúa tươi cho doanh nghiệp với lý do thuận tiện và đỡ phải đầu tư cho sân phơi, máy sấy. Do đó, khi tính toán mức chi phí và giá chênh lệch giữa lúa Global GAP và lúa thường, nhóm nghiên cứu cần chú ý điều này.
- Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lúa gạo theo quy trình Global GAP là chọn lựa khu vực bố trí sản xuất. Nơi cấp giấy chứng nhận có yêu cầu gắt gao về môi trường, nguồn nước, dân cư xung quanh. Chính vì thế, Sở NN-PTNT thường chọn vùng sâu, ít dân cư để dễ bố trí sản xuất.
- Một số thị trường nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan) kiểm định rất chặt chẽ dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm gạo, có thể đạt 0% mới cho nhập khẩu. Sở NN-PTNT đã test một số mẫu gạo Global GAP và thấy dư lượng thuốc BVTV (chủ yếu là thuốc trừ rầy Acetamiric) thấp hơn so với gạo thường. Phân tích cũng cho thấy hàm lượng Nitrate trong các loại gạo thường vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam vì nông dân có thói quen bón thêm Urea ở giai đoạn sau trổ để có được năng suất cao hơn. Sở NN-PTNT đề nghị cần có thí nghiệm để chứng minh vấn đề này vì dư lượng Nitrate sẽ tăng nếu bón Urea trong giai đoạn sắp thu hoạch.
- Mức thuế VAT 5% đang gây khó khăn cho các DN kinh doanh lương thực trong việc cạnh tranh với các hộ kinh doanh thuế khoán. Các DN kinh doanh lương thực và Hiệp hội … đã kiến nghị Chính phủ bãi bỏ loại thuế này nhưng chưa được giải quyết. Nếu loại thuế này vẫn tồn tại thì việc phát triển thị trường nội địa cho gạo GAP của các DN kinh doanh lương thực sẽ gặp khó khăn.
- An Giang mong muốn xây dựng Thương hiệu tập thể cho sản phẩm gạo Global GAP của tỉnh An Giang nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
IV. Kết Luận
ThS. Huỳnh Phú Thịnh thay mặt nhóm nghiên cứu kết luận các kết quả chính đạt được của Hội thảo:
- Nội dung Báo cáo đánh giá “Khảo sát thị trường tiêu thụ nội địa của sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn Global GAP” đã đáp ứng yêu cầu của Sở Nông nghiệp-PTNT An Giang.
- Cần có thêm một dự án nghiên cứu khác để khảo sát một cách chi tiết, đầy đủ hơn về mức đầu tư của Nông dân, Nhà nước và Doanh nghiệp (xây dựng thương hiệu, bao bì, đầu tư quảng bá sản phẩm,…) để có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể.
- Công tác truyền thông là rất quan trọng. Công tác quảng bá, tiếp thị tác động trực tiếp vào người tiêu dùng sẽ tạo ra “nhu cầu kéo từ khách hàng”, khi đó mới có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ nội địa gạo Global GAP.
- Nhóm nghiên cứu tổng hợp ý kiến đóng góp của đại biểu và hoàn chỉnh bản báo cáo. - Nội dung trình bày trong Hội thảo tổng kết sẽ lược bớt một số nội dung liên quan đến kỹ thuật phân tích, trình bày đơn giản để đối tượng tham dự có thể dễ dàng nắm bắt.
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO CHUYÊN GIA HỘI THẢO CHUYÊN GIA
Stt Họ và Tên Chức vụ - Đơn vị công tác
1 Ông Đoàn Ngọc Phả P.GĐ Sở NN-PTNT An Giang 2 Ông Nguyễn Văn Xuân Chi cục Phát triển Nông thôn 3 Ông Võ Thành Minh Sở NN-PTNT AG
4 PGS. TS. Nguyễn Tri Khiêm Nguyên Trưởng khoa, Khoa Kinh tế-QTKD 5 Ông Lê Thanh Phong Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu-PTNT 6 Ông Lê Thương PGĐ. Cty CP An Phú Nông
7 Bà Lưu Thị Lan PGĐ. Cty GENTRACO
8 Ông Phạm Hoàng Lâm GĐ Cty CP Hưng Lâm 9 Ông Mai Hoàng Đức Duy Cty CP Hưng Lâm
10 Ông Trần Quốc Thanh PGĐ ngành gạo-Cty CP BVTV An Giang 11 Ông Nguyễn Ngọc Thiên Tâm PTP kinh doanh gạo-CTY CP ANGIMEX 12 Ông Phan Minh Triết Cty CP XNK NSTP An Giang
13 Ông Lê Hoàng Ân Cty CP Du lịch An Giang 14 Ông Vương Cao Biên Cty LTTP An Giang
15 Đại diện Cty TNHH Khiêm Thanh
16 Ông Hoàng Đức Lộc Cty Thương Mại Sài Gòn Satra 17 Ông Đào Anh Tú Cty Thương Mại Sài Gòn Satra 18 Ông Nguyễn Thành Long Trung tâm Nghiên cứu-PTNT 19 Ông Võ Duy Thanh Trung tâm Nghiên cứu-PTNT 20 Bà Đặng Thị Thanh Quỳnh Trung tâm Nghiên cứu-PTNT 21 Ông Huỳnh Phú Thịnh Khoa Kinh tế & QTKD 22 Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan Khoa Kinh tế & QTKD