D đt = H tổng thể *d mẫu *k biết *k quan tâm *k sẵn lòng mua *k nơi mua
7 Kết quả chính từ điều tra, khảo sát Phân tích SWOT và các khuyến nghị Kết luận
7.2.1 Đánh giá SWOT của công ty, THT/HT
Cơ hội/Thuận lợi
Nhu cầu và thị trường nội địa: (1) ý thức và mức sống của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao hơn nên họ ngày càng quan tâm tới sức khỏe của bản thân và gia đình, vì thế họ sẽ ngày càng thích sử dụng sản phẩm an toàn như gạo Global GAP; (2) một số DN chế biến thực phẩm cao cấp (ví dụ: cháo ăn liền) bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng gạo GAP làm nguyên liệu.
Nguồn lực hỗ trợ cho xây dưng vùng canh tác Global GAP và kết nối thị trường: có thể tận dụng các nguồn sau: (1) tài trợ và tư vấn của các tổ chức quốc tế (CIDA, DANIDA); (2) tài trợ, xúc tiến hỗ trợ của chính quyền địa phương, sở chức năng (nhất là ngành nông nghiệp) cho sản xuất lúa bền vừng, chất lượng cao.
Chi phí sản xuất lúa Global GAP: thấp hơn sản xuất thông thường, nếu chưa kể chi phí chứng nhận.
Thách thức/Khó khăn
Nhu cầu và thị trường cho gạo Global GAP: (1) qui mô thị trường nội địa còn nhỏ trong khi gạo Global GAP không dễ đạt chuẩn xuất khẩu (ví dụ: độ lẫn qua kiểm tra bằng nấu ép); (2) tập quán mua gạo ở vựa/chợ còn mạnh, người tiêu dùng ít mua gạo ở siêu thị nên khó mở rộng kênh phân phối; (3) thị trường gạo phân mảnh nhiều vì khẩu vị các vùng miền khác nhau, nên khó có được loại gạo phù hợp chung cho nhiều vùng miền; nếu sản xuất nhiều loại gạo khác nhau thì không đạt được hiệu quả về quy mô; (4) khó định ra được mức giá hợp lý cho gạo Global GAP vì người tiêu dùng không muốn trả quá cao so với gạo thông thường, trong khi chi phí sản xuất gạo Global GAP rất cao.
Đặc trưng sản xuất theo chuẩn Global GAP: (1) không dễ mở rộng vùng trồng lúa Global GAP vì yêu cầu rất cao của việc canh tác theo Global GAP, phải mất nhiều công sức vận động, hướng dẫn, giám sát chất lượng…; (2) đòi hỏi nông dân phải quản lý đồng ruộng chặt chẽ, thường xuyên phải ghi chép nhật ký đồng ruộng chi tiết với độ chính xác cao; (3) đòi hỏi rất khắt khe về độ sạch, nông dân phải bố trí máy thu hoạch, lò sấy, sân phơi, kho chứa lúa riêng để sản phẩm không lẫn tạp chất hoặc lẫn các loại lúa khác
Đặc trưng gạo Global GAP: người tiêu dùng không thể phân biệt bằng cảm quan được gạo sạch/an toàn và gạo không sạch/an toàn. Khó khăn này càng tăng khi không được phép in dòng chữ "Global GAP" trên bao bì (được phép dùng từ GAP), làm hạn chế thêm khả năng nhận biết của khách hàng.
Điểm mạnh
Khả năng học tập, tiếp thu và quản lý sản xuất lúa theo Global GAP của nông dân, THT/HTX. Nông dân giỏi có ở nhiều nơi, sẵn sàng học tập, ham học hỏi và nhanh chóng thực hành khi thấy được hiệu quả.
Điểm yếu
Chịu đựng rủi ro của liên kết. Liên kết dễ bị lung lay hoặc vỡ từng phần trước các biến động bất lợi của (1) giá lúa trên thị trường so với các loại lúa cấp thấp/khôngđạt chuẩn Global GAP và (2) không đáp ứng đúng nhu cầu/thị hiếu người tiêu dùng .