Đánh giá bổ sung SWOT qua nghiên cứu, điều tra:

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầutiêu thụ nội địa củasản phẩmGẠO đạt tiêu chuẩn Global G.A.P (Trang 54 - 57)

D đt = H tổng thể *d mẫu *k biết *k quan tâm *k sẵn lòng mua *k nơi mua

7 Kết quả chính từ điều tra, khảo sát Phân tích SWOT và các khuyến nghị Kết luận

7.2.2 Đánh giá bổ sung SWOT qua nghiên cứu, điều tra:

Cơ hội/Thuận lợi

Nhu cầu và thị trường nội địa: (1) ý thức và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ATVS của người thu nhập trên trung bình được khẳng định; (2) độ lớn của lượng cầu và giá trị

tương ứng là chưa cao, nhưng có khả năng tăng trưởng nhanh nếu có các nỗ lực truyền thông, tiếp thị thích đáng; (3) hành vi tiêu dùng, thị hiếu, sự sẵn lòng mua gạo Global GAP… của các phân khúc khách hàng đã được mô tả, đo lường tương đối là các cơ sở ban đầu cho hoạch định tiếp thị. Khảo sát này phần nào giải tỏa các khó khăn do chưa có thông tin thị trường mà các công ty, THT/HTX đặt ra ở trên.

Truyền thông ATVS thực phẩm của các phương tiện truyền thông công cộng: phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững cũng như tái cấu trúc cơ cấu lúa hàng hóa theo hướng tăng tỉ trọng lúa chất lượng cao, đạt chuẩn ATVS là định hướng của ngành nông nghiệp. Có thể tích hợp truyền thông, quảng bá Global GAP vào hoạt động triển khai định hướng đó của các cơ quan chức năng, báo đài.

Thách thức/Khó khăn

Nhu cầu và thị trường nội địa: (1) lợi ích (chất lượng) chưa được người tiêu dùng hiểu biết, cảm nhận một cách rõ ràng, cụ thể, do đó, mức giá sẵn lòng trả cho lợi ích này có thể chưa hấp dẫn; (2) sự đa dạng (về loại gạo) trong thị hiếu tiêu dùng làm hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh qui mô lớn.

Nguồn lực hỗ trợ cho xây dưng vùng canh tác Global GAP và kết nối thị trường: các nguồn này có ở chỉ giai đoạn đầu, không thể duy trì lâu dài và rộng khắp.

Doanh nghiệp với việc xây dựng thương hiệu gạo Global GAP: là một sản phẩm mới, chắc chắn doanh nghiệp phải tiêu tốn chi phí không nhỏ, trong một thời gian không ngắn cho hoạt động này.

Vùng và người sản xuất lúa Global GAP: không đơn giản như sản xuất thông thường, đòi hỏi nhiều yêu cầu về môi trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vốn nhân lực.

Điểm mạnh

Nguồn lực và kinh nghiệm của công ty đang thực hiện các liên kết. Các công ty ANGIMEX, Vĩnh Bình, GENTRACO có (1) kinh nghiệm trong liên kết với nông dân, (2) có nguồn nhân lực, tài lực và vật lực lớn, (3) đã có thị trường đầu ra tương đối ổn định cho gạo chất lượng cao/xuất khẩu. Riêng GENTRACO đã phát triển sẵn hệ thống phân phối nội địa.

Điểm yếu

Nguồn lực và kinh nghiệm của công ty. Các công ty có đủ nguồn lực cho thiết lập, duy trì liên kết sản xuất kinh doanh gạo cao cấp nói chung và Global GAP nói riêng là chưa nhiều.

Nguồn lực người sản xuất lúa Global GAP: nhìn chung, để chọn lọc, nối kết người sản xuất đủ năng lực, vốn liếng và kiên tâm để làm Global GAP với doanh nghiệp là không dễ.

7.2.3 Bảng SWOT

Bảng SWOT (S: Điểm mạnh; W: Điểm yếu; O: Cơ hội/Thuận lợi; T: Thách thức/Khó khăn) sau đây được tổng hợp từ hai phân tích trên

Hình 7.1. Phân tích SWOT cho liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP ở thị trường nội địa

O1

Lượng cầu không nhỏ, nhiều khả năng tăng trưởng nhanh. Thị

trường còn nhiều khoảng trống T1

Cầu phân tán theo khẩu vị, thói quen tiêu dùng và thương hiệu gạo cao cấp hiện tại trên thị trường

O2

Mức giá gia tăng mà khách hàng sẵn lòng trả bù đắp được chi phí

sản xuất lúa T2

Giá trị lợi ích của lúa, gạo Global GAP gần như không thể cảm nhận/đo lường vật lý bởi khách hàng

O3

Khách hàng thu nhập cao sẵn lòng trả giá cao hơn cho gạo Global GAP

T3 Người tiêu dùng hiểu biết ít về Global GAP

O4

Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhận/NGOs đang có các chương trình, dự án hỗ trở sản xuất nông nghiệp bền vững

T4

Nguồn hỗ trợ ngoài (từ chính phủ, các tổ chức khác…) là có giới hạn không gian, thời gian và giá trị

O5

Hệ thống truyền thông công cộng là nguồn lực đáng kể, có thể khai thác với chi phí thấp hoặc lồng ghép sử dụng trong truyền thông gạo Global GAP

T5

Chi phí xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường là không nhỏ đối với doanh nghiệp. Chi phí tư vấn, chứng nhận Global GAP cũng không nhỏ đối với nông dân/THT/HTX

O6 Có tiềm năng xuất khẩu T6

Đòi hỏi trình độ, năng lực và điều kiện môi trường/cơ sở hạ tầng nhất định đối với người sản xuất lúa

T7

Rủi ro giá lúa trên thị trường nông sản làm suy yếu, thậm chí đổ vỡ liên kết doanh nghiệp-nông dân

S1 Có nông dân/THT/HTX đủ năng

lực tiếp thu, thực hiện Global GAP W1

Tập quán canh tác hướng năng suất, ít chú trọng chất lượng và môi trường của người sản xuất còn mạnh. Nhìn chung, các hộ nông dân có diện tích canh tác nhỏ, năng lực đầu tư trang thiết bị, sấy, kho... có giới hạn.

S2

Có doanh nghiệp với nguồn lực mạnh, có kinh nghiệm trong (1) kinh doanh gạo xuất khẩu, (2) phân phối nội địa, (3) triển khai liên kết doanh nghiệp-nông dân .

W2

Số doanh nghiệp có nguồn lực, kinh nghiệm trong liên kết rất ít và chưa thực sự đặt gạo Global GAP thành sản phẩm chiến lược

S3

Liên kết "cánh đồng mẫu lớn" chứng minh được tính bền vững,

hiệu quả trên thực tiễn W3

Diện tích liên kết nhỏ sẽ không tạo được lợi thế, hiệu quả theo qui mô

W4

Hợp đồng thu mua lúa lỏng có thể có lợi cho người sản xuất trong gạo cao cấp nhưng lợi thế này đảo chiều khi làm Global GAP

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầutiêu thụ nội địa củasản phẩmGẠO đạt tiêu chuẩn Global G.A.P (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)