Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo cao cấp và Global GAP

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầutiêu thụ nội địa củasản phẩmGẠO đạt tiêu chuẩn Global G.A.P (Trang 53)

D đt = H tổng thể *d mẫu *k biết *k quan tâm *k sẵn lòng mua *k nơi mua

7 Kết quả chính từ điều tra, khảo sát Phân tích SWOT và các khuyến nghị Kết luận

7.1.2 Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo cao cấp và Global GAP

Việc mô tả, phân tích các liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo được tiến hành trên căn cứ dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các nhà quản lý của ANGIMEX, Vĩnh Bình (thuộc AG-PPS) đối với liên kết lúa, gạo cao cấp và GENTRACO, An Phú Nông cùng các THT Bình Chơn, Tân Hòa Lợi, Tân Tiến đối với liên kết lúa, gạo Global GAP.

Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa gạo cao cấp của ANGIMEX và ĩnh Bình:

 Được tổ chức với mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, diện tích vùng lúa liên kết từ 5.000..7.000 ha, nông dân và công ty ký hợp đồng theo mùa vụ. Trong đó, công ty cung ứng trả chậm đầu vào và các dịch vụ phụ trợ; tư vấn, giám sát kỹ thuật; quyết định giống, qui trình canh tác, lịch trình thu hoạch. Nông dân chịu trách nhiệm canh tác, chăm sóc, thực hiện các qui trình, lịch trình và có thể tùy chọn bán lúa cho công ty hay không. Lưu ý rằng đầu ra của các liên kết này chủ yếu là thị trường xuất khẩu.

 Tính bền vững khá cao của liên kết này có được nhờ: (1) nguồn lực của công ty rất lớn, có thể hấp thụ các rủi ro thị trường, (2) công việc của nông dân là đơn giản, không yêu cầu có nguồn lực thấp, nhẹ vốn lưu động, (3) cả hai bên cùng có lợi – nhưng thuận lợi có phần nghiêng về nông dân.

 Rủi ro và thách thức lớn nhất của liên kết chính là bất định của giá lúa trên thị trường.

Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo Global GAP của GENTRACO và ở An Giang

 Được khởi công xây dựng từ 2009, các Sở NN-PTNN An Giang, Sóc Trăng đã khảo sát thực địa, vận động thành lập các THT/HTX sản xuất gạo Global GAP, hợp đồng tài trợ (một phần/toàn phần) tư vấn triển khai và kiểm định các qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP ở các THT/HTX này. Các Sở còn xúc tiến liên kết các THT/HTX với các doanh nghiệp (Sóc Trăng: GENTRACO, An Giang, ADC, Hưng Lâm, An Phú Nông). Hiện nay, các liên kết này có qui mô canh tác còn nhỏ: GENTRACO-Hòa Lời: 50 ha; An Phú Nông – THT Tân Hòa Lợi: 26 ha. Sản phẩm gạo Global GAP ở giai đoạn vừa bước chân vào thị trường.

 Trong liên kết này, do đã có tiêu chuẩn Global GAP, phía THT/HTX phải có nguồn nhân lực, vật lực, tài lực nhất định để thực hiện hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng và quản lý chúng bằng cách thực hiện nhiều ghi chép, ra quyết định xử lý. Trong khi đo, doanh nghiệp có vai trò đơn giản hơn: hỗ trợ (cung ứng trả chậm) một phần vốn lưu động và có thể tài trợ một phần chi phí chứng nhận cho THT/HTX, đặt hàng/cung ứng giống và thu mua. Thị trường của các liên kết này, cho đến nay, hướng về người tiêu dùng nội địa.

 Liên kết này chưa thật bền vững vì: (1) nhu cầu tiêu thụ là chưa rõ, chưa ổn định và còn nhỏ; (2) người sản xuất phải có nguồn lực cao và trả chi phí cao hơn; (3) lợi ích của cả hai bên đều có, nhưng trái với liên kết “cánh đồng mẫu lớn”, hợp đồng lỏng lại gây bất lợi cho THT/HTX; (4) hỗ trợ ban đầu của nhà nước là hết sức cần thiết, có tính quan trong-quyết định nhưng không thể kéo dài và trải rộng.

 Cũng như liên kết “cánh đồng mẫu lớn”, biến động giá lúa trên thị trường cũng là rủi ro lớn.

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầutiêu thụ nội địa củasản phẩmGẠO đạt tiêu chuẩn Global G.A.P (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)