L ỜI NÓI ĐẦU
1.6. Tác động của liên kết vùng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phân cấp
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương
Liên kết vùng dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư của từng địa phương với một nguồn lực tài nguyên, vốn con người và
ngân sách đã được Chính phủ phân cấp. Việc phân công, phối hợp giữa các địa
phương có hiệu quả sẽtránh đầu tư dàn trãi, dậm chân lên nhau, gây nên những hiệu
ứng cạnh tranh không lành mạnh làm giảm năng lực cạnh tranh cấp địa phương và cấp vùng.
Mặt khác phân công, hợp tác giữa các địa phương trong vùng sẽ nâng cao năng lực chính quyền địa phương trên các khía cạnh của hoạch định chiến lược như sau:
- Lựa chọn mục tiêu ưu tiên, tạo được thị trường sản phẩm chiến lược.
- Phối hợp vùng sẽ tạo vùng chuyên canh, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo
được quy mô thịtrường.
- Khai thác các lợi thế so sánh có hiệu quả nhờ tập trung vào những ngành có lợi thế dựa trên phân công vùng.
- Tránh được tình trạng nhiều nhà máy cùng dùng chung một nguyên liệu sẽ
giảm hiệu quả.
- Nâng cao tính chịu trách nhiệm và giải trình trong việc lựa chọn mục tiêu kế
hoạch phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương và tìm ra các phương án
hợp tác với địa phương bạn đểnâng cao trình độ phát triển của địa phương. Hộp 4: Liên kết vùng trên cơ sở phân công, hợp tác giữa các tỉnh giúp các địa phương thực hiện có hiệu quả các nguồn lực được phân cấp
Hải Phòng và Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã nhiều lần ngồi lại với nhau để hiểu rõ lợi thế của nhau và có những điểm tương đồng để cùng phối hợp triển khai các nhiệm vụ liên kết có hiệu quả. Phối hợp du lịch trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Lan Hạ là một ví dụ cho việc cùng hợp lực khai thác nguồn lợi của quốc gia, cho dù việc phối hợp còn nhiều vấn đề phải xây dựng kế hoạch cụ thểhơn. Qua kinh nghiệm phối hợp về hạ tầng du lịch cho thấy liên kết tốt sẽ giúp cho từng tỉnh sử dụng có hiệu quả nguồn lợi và quyền hành được phân cấp.
Tóm lại, Ở Việt Nam, những vấn đề liên kết vùng chưa được chú ý cả về phương
diện lý luận và khung khổ thể chế. Thực tiễn phát triển các vùng, liên kết nội vùng
dường như chưa được thiết lập. Trong điều kiện phân cấp mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
vực như hiện nay, đòi hỏi sự phân công, hợp tác giữa các địa phương để thực thị phát triển mạng lưới sản xuất, hạ tầng vùng,...Song, hiện nay các địa phương chưa thật sự
liên kết, phối hợp thực hiện. Mặt khác, trong những năm qua, thể chế phát triển vùng
bắt đầu đã được chú ý xây dựng, song thể chếvùng chưa phát huy tác dụng vào trong thực tiễn. Các địa phương, các vùng “mạnh ai, nấy làm”. Các vùng đều có những cơ
cấu kinh tế giống nhau, những kiểu khu công nghiệp giống nhau,...đã gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên, cạnh tranh không lành mạnh vì thế, làm yếu sức cạnh tranh của vùng, của địa phương.
CHƯƠNG II:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CẤP ĐẾN KHẢ NĂNG THỰC HIỆN ĐIỀU PHỐI TỔNG THỂ VÀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN
GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Phạm trù phân cấp, phân công và phân quyền, tản quyền trong quản lý nhà nước giữa chính quyền Trung ương và địa phương trong quản lý phát triển đã được các văn bản pháp lý của Chính phủ làm rõ và được chỉnh sửa phù hợp với thực tiễn phát triển đất
nước. Quá trình phân cấp ở Việt Nam đã trao quyền tự chủ trong quản lý nhà nước cho các bộ, các địa phương thực thi các nhiệm vụthúc đẩy quá trình phát triển. Tuy nhiên, đang có nhiều vấn đề đặt ra trong thực thi phân cấp, ảnh hưởng đến điều phối tổng thể và liên kết phát triển liên vùng, liên địa phương trong nhiều năm qua.