Những yêu cầu tối ưu hóa hội nhập thông qua tiếp tục nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT Về tính liên kết vùng trong phân cấp kế hoạch tại trung ương và địa phương (Trang 47 - 50)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.Những yêu cầu tối ưu hóa hội nhập thông qua tiếp tục nâng cao năng lực

Bước sang giai đoạn chiến lược phát triển mới, giai đoạn 2011 – 2020, Việt nam đối

đầu với những thách thức mới về ổn định kinh tế vĩ mô trong nước trong điều kiện khủng hoảng nợ công Châu Âu, vừa trải qua kỳ lạm phát cao nhất Châu Á.

Việt Nam, trong chiến lược hội nhập, thu hút FDI đang có những thay đổi về quan

điểm, đã bắt đầu lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, giảm ô nhiễm môi

trường,..Chính phủ Việt Nam đang hướng tới tìm kiếm những ngành có giá trị gia

tăng cao trong đầu tư FDI. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền và có các chế tài thực thi quyền trí tuệ trong cam kết WTO. Cộng đồng

Châu Âu cũng đã nêu lên yêu cầu vềnâng cao văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), đào tạo một nguồn lao động chất lượng cao cho các ngành công nghệ cao nếu Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư công nghệ cao của Châu Âu xâm nhập thị trường Việt Nam mạnh mẽtrong giai đoạn 2011 - 2020.

Các nước khác, trong đó có cộng đồng Châu Âu cũng đã khuyến cao Việt Nam cần mạnh tay hơn trong việc chống làm giả và tiêu thụ hàng giả trên thịtrường Việt Nam. Nhiệm vụnày cũng sẽ đóng góp vào việc nâng cao uy tín của các thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước. Chính phủ Việt Nam cần tuyển truyền sâu rộng hơn về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Yêu cầu này đòi chính phủ Việt Nam cần phải tổ chức bộ máy các công quyền có nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có đủnăng lực kiểm soát việc thực thi quyền SHTT trong những năm tới.

Trong lộ trình thực hiện các cam kết về giảm thuế suất các ngành hàng, Việt Nam cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện tốt lộ trình thực thi cam kết. Cho đến nay, có thể nói trong ngành nông nghiệp chúng ta

đang mở cửa thị trường hàng nông sản cao hơn so với yêu cầu hội nhập. Điều này sẽ gây khó khăn cho nông nghiệp trong nước do sức cạnh tranh hàng nông sản tăng lên.

Song nó yêu cầu phải tổ chức sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, chất lượng cao, thực hiên các hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, thực hiện liên kết vùng hình thành vùng

chuyên canh, hướng tới sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Trong đánh giá năng

lực hội nhập của các địa phương cho thấy chi phí sản xuất hàng nông sản đang cao,

giá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn thấp, người nông dân đang thua thiệt, thiếu các điều kiện hạ tầng sản xuất nông nghiệp,... Vì vậy, các địa phương cần có các giải pháp chính sách hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản xuất nông nghiệp trong lộ trình hội nhập hâu WTO và ACFTA.

Các cam kêt về thuế, về hải quan cũng đòi hỏi nâng cao năng lực chính quyền địa

phương, song như những nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)16 của nhiều tỉnh cho thấy có những mặt yếu kém, thiếu minh bạch trong ngành thuế, chính quyền chưa thật sựnăng động và sáng tạo trong hỗ trợ khu vực kinh tếtư nhân. Bên cạnh đó, những nghiên cứu vềnăng lực hội nhập của địa phương và qua các báo

cáo hội nhập kinh tế quốc tế sau 5 năm gia nhập WTO cũng cho thấy năng lực hội nhập của các địa phương ở hầu hết các tỉnh đều đang ở mức thấp hoặc trung bình trong 8 trụ cột được lựa chọn nghiên cứu (thương mại, đầu tư, du lịch, con người, thể

chế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm tự nhiên).

Hộp 10. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hạn chế, thiếu cập nhật kiến thức hiện đại là rào cản cho tối ưu hóa cơ hội hội nhập

1. Nếu xét về trình độ văn hóa và chuyên môn thì đại đa số viên chức của các cơ quan Nhà nước thành phốĐà Nẵng đều đạt trình độĐại học, và có một số ít có

trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Song trong môi trường đào tạo của Việt Nam nên việc có chuyên môn sâu và cập nhật với trình độ các nước trong khu vực, chưa nói đến các nước phát triển còn khá hạn chế. Các kiến thức ngoại ngữ, kiến thức hội nhập,...có thể nói chưa đạt còn khá non yếu. Vì thế, nguồn nhân lực đang là rào

cản khá lớn trong tiến trình nâng cao năng lực hội nhập ở địa phương. (Phỏng vấn lãnh đạo sở Nội Vụ, Thành phốĐà Nẵng – tháng 5/2012).

2. Các địa phương không chỉ khó khăn trong việc thiếu hụt nhân lực làm công tác

đối ngoại mà chưa tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các địa phương khác trong khu

16 Chi tiết xin xem Báo cáo PCI các năm của VCCI

47

vực để chia sẻ và phát huy lợi thế liên kết vùng nhằm đẩy mạnh hội nhâp quốc tế, thực hiện các lộ trình WTO, ACFTA sâu rộng. Sự yếu kém về hạ tầng kinh tế của địa phương là rào cản gây hạn chế trong việc hội nhập quốc tế. Bên cạnh

đó, đội ngũ nhân lực hiểu biết Luật quốc tế vẫn còn ít và hạn chế về trình độ, nhất là ngoại ngữ đã gây những thiệt thòi trong những vụ việc tranh chấp

thương mại với đối tác nước ngoài.

(Tổng hợp các ý kiến của các lãnh đạo địa phương tham gia buổi tọa đàm " Hội

nhập kinh tế quốc tế, ngày 28 -5 – 2012, do Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại

giao tổ chức)

Như vậy, thực tiễn đó đặt ra yêu cầu đổi mới có hiệu quả phương thức đào tạo, sớm xây dựng được nền giáo dục hiện đại ngang tầm với các quốc gia trong khu vực để đào tạo và đào tạo liên tục nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách của việc nâng cao

năng lực hội nhập, thực hiện tối ưu hóa lợi ích của hội nhập ở các đia phương nhằm góp phần giải mã 3 điểm tắc nghẽn phát triển hiện nay là nguồn nhân lực, hạ tầng cơ

sở, và thể chế phát triển, trong đó quản trịđịa phương.

Đổi mới thể chế, hình thành nền quản trị hiện đại ở cấp đia phương đi cùng với nó là xây dựng hệ thống kế hoạch hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự tham gia và dựa trên kết quả, xây dựng hệ thống giám sát đánh giá kế hoạch, quy hoạch, thực hiện đầu tư công cũng là một trong số nhiệm vụ quan trọng trong việc cải cách trong

nước nhằm nâng cao lợi ích của hội nhập. Chính phủcũng đã nhấn mạnh trong Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, rằng, để có thể thực thị chiến

lược hội nhập và các nhiệm vụ khác trong chiến lược, cần tiếp tục thực hiện: i) hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước; ii) Thực hiện có hiệu quả hơn phân cấp, phân quyền giữa nhà nước Trung ương và địa phương);iii) Tạo bước chuyển mạnh trong cải cách hành chính; iv) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; v) đổi mới kế hoạch hóa; vi) Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá, giám sát và đánh giá nhằm kiểm soát

đầu tư công có hiệu quảhơn.

Những phân tích trên cho thấy, để có thể tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới, tối ưu hóa các lợi ích và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, song song với quá trình thực thi các cam kết hội nhập hậu gia nhập WTO và AFTA theo lộ trình cam kết, Việt Nam phải tập trung mạnh mẽhơn nữa cải cách trong nước có hiệu quảhơn. Cần đẩy mạnh nâng

cao năng lực hội nhập cho chính quyền địa phương nhằm giúp cho địa phương thực thi các cam kết hội nhập trong giai đoạn 2011 – 2020.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT Về tính liên kết vùng trong phân cấp kế hoạch tại trung ương và địa phương (Trang 47 - 50)