Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT Về tính liên kết vùng trong phân cấp kế hoạch tại trung ương và địa phương (Trang 50 - 51)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.2.Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết kinh tế

quốc tế, mở rộng không gian kinh tế tạo tiền đề liên kết vùng ở Việt Nam

Ngay trong khái niệm hội nhập đã hàm chứa các nội dung của liên kết phát triển. Có một số học giả nghiên cứu hội nhập đã nhấn mạnh rằng, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, trước hết phải liên kết có hiệu quảcác địa phương trong quốc gia. Hội nhập làm sâu sắc hóa và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước, giữa các vùng trong nước với các vùng khác của nước ngoài thông qua các cam kết về dòng chảy hàng hóa, lao

động trên cơ sở phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế của mỗi nước. Đây là

một kết quả nỗ lực của các bên tham gia vào quá trình liên kết không chỉ trong lĩnh

vực kinh tế trên tầm quốc tế.

Từ khía cạnh này, hội nhập kinh tế quốc tế, buộc mỗi nước hiểu rõ thế mạnh của từng vùng và phải phân công lao động ngay trong từng vùng của đất nước mình trên cơ sở đó, thực hiện phân công lao động quốc tế thông qua các cam kết hội nhập. Thông qua hoạt động thương mại, các vùng trong nước liên kết được với nhau tạo nên lợi thế

quy mô kinh tế để thực hiện thương mại kinh tế quốc tế. Capello and Ernt B. Hass (2006)17, đã chỉ ra 3 xu thế về liên kết phát triển dưới sựtác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

- Xu thế thứ nhất, liên kết các địa phương trong các lãnh thổ quốc gia, hình thành nên những cực phát triển có sức lan tỏa phát triển mạnh. Trong một thời gian dài sức lan tỏa này lại được gia tăng do không gian kinh tế được mở rộng do tự do

hóa thương mại, giao thông hiện đại và các rào cản thương mại dần bị gỡ bỏ.

- Xu thế thứ hai là các vùng của các quốc gia khác nhau nhờ tựdo hóa thương mại

mà tăng quy mô dịch chuyển hàng hóa và hình thành các khu mậu dịch tự do xuyên biên giới, hay hình thành các vành đai kinh tế. Các vùng của các quốc gia

trong vành đai kinh tế, nhờ đó, cũng tạo được các động lực phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cấp địa phương

- Xu thế thứ 3 là liên kết các quốc gia, hình thành quy mô vùng trong châu lục như

Erogion, ASEAN,…Các quốc gia liên kết lại để thực hiện tựdo hóa thương mại, dịch chuyển lao động giữa các địa phương dễdàng hơn,..

17

Chi tiêt xem Ernt.B. Hass and Richard Capella: Intergration and Regional Linkage – Papers of Harvard University, 2006.

49

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước.

Từ góc nhìn liên kết vùng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra không gian kinh tế rộng

hơn để các địa phương/vùng lãnh thổ kết nối tốt hơn với quốc tế, hiểu rõ những lợi thế của mình và vị thế phát triển để thiết kếđịnh hướng chiến lược lựa chọn bước đi

hợp lý cho cạnh tranh vùng; hình thành mạng lưới liên kết vùng đa phương và mạnh mẽ. Các địa phương trong từng vùng có cơ hội phát huy tối đa tính năng động sáng tạo trong những phạm vi luật pháp trong nước và quốc tế cho phép, tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của mình trong mối liên kết tổng hợp của toàn vùng.

Trong mỗi vùng, hội nhập đem lại lợi ích cho người tiêu dùng có những lựa chọn

hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT Về tính liên kết vùng trong phân cấp kế hoạch tại trung ương và địa phương (Trang 50 - 51)