L ỜI NÓI ĐẦU
3.3. Những khuyến nghị thúc đẩy liên kết vùng trong thực trạng phân cấp nhằm
nhằm tối ưu hóa hội nhập
3.3.1. Một số quan điểm chung về thúc đẩy liên kết vùng
Dựa trên lợi thế so sánh, tạo sự phân công hợp tác giữa các địa phương nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực phát triển. Trong quan điểm chỉ đạo về quy hoạch phát triển vùng phải quán triệt tư tưởng ngành nào, lĩnh vực nào ở địa
phương nào có lợi thế nhất, có điều kiện nguồn lực tốt nhất thì phân công cho
địa phương đó đảm nhận.
Liên kết phát triển trong nội vùng và liên vùng phải tôn trọng quyền đàm phán
của các bên tham gia trong tầm nhìn phát triển bền vững, lâu dài, bảo đảm
tăng trưởng kinh tếcao đi kèm với chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị nội địa của sản phẩm, năng suất lao động, hiệu suất sử dụng đất và hiệu suất sử dụng vốn đầu tư để tạo ra giá trị tăng thêm cho từng địa
phương và trên tầm vùng và quốc gia.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ và lao động kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong sự phối hợp sức mạnh tổng hợp liên kết nội vùng và liên vùng xây dựng những thương hiệu mạnh có khảnăng tham gia mạng sản xuất khu vực và tiến dần mạng sản xuất toàn cầu. Đi trước đón đầu phát triển nhanh
một số ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn có thế mạnh trở thành ngành kinh tế chủ lực mang thương hiệu từng vùng miền.
Phân bố lãnh thổ công nghiệp chế biến với vùng nông nghiệp tập trung trong mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng và liên vùng
nhằm chế biến sâu hàng nông sản, hạn chế dần xuất khẩu thô, nâng dần vị thế
cạnh tranh hàng chế biến nông sản trên thịtrường quốc tế.
Liên kết vùng, phân công hợp tác giữa các địa phương với nhau phải tăng cường được năng lực quản trịđịa phương, thực thi tốt hơn các nhiệm vụ chính phủ phân cấp cho địa phương, ngành bộ; tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của từng địa phương và lợi ích chung của vùng, của toàn bộ nền kinh tế.
3.3.2. Mộ số kiến nghị
3.3.2.1. Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa, xây dựng quy hoạch theo hướng
chất lượng, sát thực và hiệu quả
Các giải pháp, các cơ chế chính sách khuyến khích liên kết đầu tư trong vùng phải bắt đầu từ việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch, nhất là quy hoach phát triển tổng thể của vùng, coi đó là yếu tố cần thiết để
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong vùng và là yếu tố đinh hướng để
liên kết, liên doanh phát triển trong vùng.
Quy hoạch phát phải thúc đẩy xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao và khai thác được lợi thế của các vùng nông nghiệp, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động liên kết phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa nông sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thập niên tới
Trong đổi mới tư duy quy hoạch, kế hoạch cần thiết phải phân tích chuỗi hàng hóa có cấp địa phương, cấp vùng. Trên cơ sở đó lựa chọn những chuỗi hàng hóa có ưu thế
cạnh tranh nhất để đầu tư phát triển. Tiếp tục thực hiện xây dựng được cơ cấu nền kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, việc phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh chất lượng cao, hình thành các chuỗi giá trị liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu, đem lại thu nhập cao cho nông dân nhất thiết phải dựa trên việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản với các công nghệ tiên tiến, đi cùng với phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào cho ngành nông nghiệp. Việc phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn chiến lược phải đi cùng với việc hỗ trợ
cho chuỗi giá trị hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao. Chú trọng nhiều hơn đến việc
ứng dụng công nghệ sau thu hoạch.
Với tư tưởng chiến lược đổi mới theo hướng đo, các địa phương sẽ hiểu rõ những lợi thế so sánh của mình trong tương quan so sánh liên kết với các địa phương nội vùng và liên vùng.
Xác định các cực tăng trưởng (hay là các trọng điểm phát triển) trong quy hoạch phải dựa trên lợi thế so sánh và hình thành chuỗi ngành hàng mang tính cạnh tranh caocủa từng địa phương để tạo ra mối liên kết phát triển
Như chúng ta đã biết, nguyên tắc phân bố không gian phát triển trong một nguồn lực hạn hẹp là tập trung đầu tư ở những vùng có điều kiện phát triển, có các nguồn nhân lực có tay nghề cao, hạ tầng thuận tiên, tạo nên các cực phát triển. Trên cơ sở phát triển các ngành được lựa chọn trong cực phát triển, sẽ lan tỏa phát triển kéo theo các
ngành khác làm đầu vào cho các ngành trong cực phát triển. Việc quy hoạch phát triển như vậy sẽ tạo được liên kết vùng, mới có thể phát huy được tối đa lợi ích hội nhập đem lại với các dòng đầu tư FDI.
Vì vậy, 3 cực tăng trưởng này cần được đưa vào chiến lược phát triển mới song cần tìm ra những lợi thế cạnh tranh của từng cực tăng trưởng để quy hoạch phát triển, tạo nên những chuỗi giá trị có khả năng cao. Các quy hoạch tổng thể các cực này cần
được xây dựng dựa trên phân tích chuỗi ngành hàng và các dịch vụ như đã đề cập tránh tình trạng “vết xe đổ” trước đây là chỉ quy hoạch chủ yếu hướng đến khâu sản xuất nhiều hơn là quy hoạch ngành hàng. Cần phân tích và định vị rõ hơn các ngành
trọng điểm và các ngành hỗ trợ trong chuỗi hàng hóa và dịch vụ được chọn tại mỗi
địa điểm. Trên cơ sởđó tập trung đâu tư có trọng điểm một cách quyết liệt trong hành
động thì mới có thể thực hiện được ý tưởng liên kết vùng.
Trong quá trình quy hoạch phát triển chuỗi ngành hàng dịch vụ cần phân tích sự tham gia của người nghèo, nhóm yếu thế và dân tộc ít người vào chuỗi ngành hàng đó ra sao. Trên cơ sở đó thiết kế các hệ giải pháp và cơ chế chính sách để nhóm yếu thế
tham gia tích cực và có hiệu quả hơn vào các chuỗi ngành hàng và dịch vụ đã được lựa chọn.
Quy hoạch phát triển phản ánh quan điểm phát triển bền vững trong giai đoạn tỉnh đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
Cần đứng trên quan điểm bảo tồn các giá trịmôi trường cho cả vùng trong quy hoạch
vùng cũng như trong các quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương. Như vậy, một sốđịa phương có nhậy cảm vềmôi trường ở vùng cần phải có sự hy sinh nhất định để
bảo vệ an toàn và môi trường trên toàn vùng và các vùng phụ cận. Ví dụ ở Tây Nguyên, một số tỉnh cần có những hạn ch nhất định trong quản lý rừng và khai thác tài nguyên để bảo vệ vùng Nam Trung Bộ. Vấn đề đặt ra ở đây là, vai trò điều phối lợi ích trong liên kết vùng của Chính phủnhư thế nào để các địa phương vùng khác
đang hưởng lợi từ sự hy sinh của các tỉnh Tây Nguyên phải hoàn trả những chi phí lớn về sự hy sinh bảo vệ môi trường đó. Trên quan điểm đó, trong quy hoạch phát triển phải nhấn mạnh đến quan điểm đầu tư trở lại cho các tỉnh Tây Nguyên, không phải là trợ cấp từ ngân sách khi Tây Nguyên hy sinh các lợi ích cục bộ địa phương
cho sự nghiệp phát triển bền vững nói chung mang tính liên vùng.
Quy hoạch vùng phải được xây dựng trước làm cơ sở khoa học và thực tiễn để các địa phương, các ngành quy hoạch định hướng được các liên kết nội vùng và liên vùng trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý quy hoạch và kế hoạch
Trong đổi mới phương pháp quy hoạch, kế hoạch, thì bản kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm và hàng năm được xây dựng theo phương pháp có sựtham gia và định
hướng thị trường, từdưới lên. Song trong quy hoạch, cần có những định hướng phát triển vùng và liên vùng trước làm cơ sở cho các địa phương và các ngành xây dựng
định hướng phát triển của ngành trên lãnh thổđịa phương và định hướng chung cho phát triển địa phương. Để đảm bảo phương pháp quy hoạch từdưới lên, có sự tham
gia và đảm bảo tính liên kết vùng kết hợp với đặc trưng địa phương, Chính phủ cần
đổi mới phương pháp lập quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương. Quy hoạch địa
phương được triển khai xây dựng định hướng trước, ít nhất là 1 năm làm đầu vào cho nghiên cứu quy hoạch vùng. Sau khi có quy hoạch vùng được Thủtướng phê duyệt,
các ngành, các địa phương chỉnh sửa, điều chỉnh và hoàn thiện dựa trên những nhiệm vụ chung của vùng được cụ thểở từng tỉnh, ngành và trình Thủ tướng ra quyết định phê duyệt.
3.3.2.2. Cần xây dựng hệ chính sách mang đặc trưng vùng và hỗ trợ, liên kết
phát triển vùng
- Chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư,
xây dựng các dự án kinh tế - xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững; thông qua các
cơ chế ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ như (1) miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; (2) hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn ngân sách và tín dụng ưu đãi,
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi sử dụng vốn vay thương mại; (3) bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi bằng thế chấp các tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Chính sách khuyến khích cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại; thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng ít chất thải. Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; từ khai thác và sử dụng tài
nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi
đơn vị tài nguyên được khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm.
Có các chính sách ưu đãi đối với các dự án liên vùng với sự tham gia của các thành
phần kinh tế, như hạ tầng vùng, sản xuất nông nghiệp chuyên canh vùng, doanh nghiệp chế biến gắn kết với vùng nguyên liệu liên huyện giữa các tỉnh, ...
- Cần xây dựng các chính sách quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệmôi trường mang tính phân công, phối hợp giữa các địa phương với những
cơ chế hỗ trợ và khuyến khích tốt việc thực hiện. Việc khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm mất cân đối các hệ sinh thái đã được nghiêm cấm với những cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Các chính sách vềđô thị hoá và bảo vệmôi trường đô thị; các chính sách giữ gìn, bảo vệ
và phát triển các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển;
chương trình cung cấp nước sạch, xửlý nước thải, chống ô nhiễm không khí đã được
ban hành, có tác động tích cực và hỗ trợ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển bền vững vùng cần được phân tích và đánh giá. Trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối hàng hoá ở Việt nam. Các hoạt động xúc tiến cần tiến hành trên phạm vi vùng, có thể bao gồm:
Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước để hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi vùng kinh tế và cả nước phù hợp với thị hiếu, tập quán và mức sống từng
vùng, địa phương.
Tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên đảm nhận thực hiện nhiệm vụ là các nhà đại lý độc quyền bán buôn, bán lẻ cho tập
đoàn, doanh nghiệp nước ngoài.
- Tham gia nhiều hơn vào hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, khái niệm xúc tiến thương
mại (XTTM) được hiểu theo nghĩa rộng, vì vậy, XTTM và xúc tiến đầu tư không thể
tách rời nhau mà gắn liền chặt chẽ, là nội dung của nhau. Vì vậy, ngoài việc tăng cường các hoạt động XTTM nêu trên, các tổ chức XTTM địa bàn các vùng, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm cần tăng cường hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài.
Hỗ trợ phát triển thương hiệu Việt Nam, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp về sản phẩm Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương hiệu chính là hình ảnh của doanh nghiệp, của sản phẩm, là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong xã hội hiện đại, khi mà
hàng hoá rất đa dạng, phong phú về số lượng, chủng loại, mẫu mã…thì người tiêu
dùng có xu hướng chuyển từ việc mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cụ thể sang mua hàng hoá, dịch vụ theo thương hiệu vì nếu là một thương hiệu mạnh thì khi nói đến
thương hiệu đó người ta đã hiểu ngay đó là sản phẩm gì, chất lượng ra sao, có những
tính năng, công dụng gì…Vì vậy, để thâm nhập thị trường thế giới các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc “Thương hiệu đi trước hàng hoá”. Ngoài ra, thương hiệu còn là quyền lợi của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp của chúng ta, có sản phẩm, có tên gọi sẵn nhưng không chịu đăng ký thương hiệu, khi đưa hàng hoá thâm
nhập thị trường thì xảy ra tranh chấp vì bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Ví dụ như thuốc lá VINATABA bị doanh nghiệp Indonesia đăng ký thương hiệu
trước tại 12 nước trên thế giới. Thương hiệu nước nắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre,
cà phê Trung Nguyên, áo sơ mi Việt Tiến… đều đã bị doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hoặc đăng ký trước để bán sản phẩm rộng rãi ở thịtrường nước ngoài.
Vì vậy, để hội nhập quốc tế thành công, một trong những hoạt động cần được triển
khai để hỗ trợ doanh nghiệp là hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Một số hoạt động cụ thểtrước mắt là: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, hỗ trợ đào tạo các chuyên gia nghiên cứu, thiết kế, quảng cáo
thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp xảy ra…Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạnh sẽ tạo nên lực lượng thực hiện các ý tưởng liên kết vùng và phát triển không gian kinh tế trong quá trình hội nhập.
3.3.2.3. Cần xây dựng hệ thống giám sát đánh giá việc thực hiện những nội dung liên kết vùng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương
Như chúng ta đã biết điểm yếu hiện nay trong liên kết vùng trong thực trạng phân cấp kế hoạch là thiếu tính pháp lệnh về hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá. Khung
đánh giá được thực hiện trong các ngành, các cấp hiện nay mang tính hành chính,
chưa phải lầkhung theo dõi, giám sát và đánh giá, nhằm kiểm soát có hiệu quảđầu tư
công và các nhiệm vụ liên kết, phối hợp giữa các tỉnh trong nội vùng và liên vùng. Vì vậy, cần nhanh chóng hình thành khung khổ thể chếtheo dõi, đánh giá trong lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá kế hoạch hàng năm và 5 năm cũng như các quy hoạch phát triển khác trong giai đoạn chiến lược 2011 - 2020.
3.3.2.4. Cần đưa những nội dung liên kết vùng trong thực trạng phân cấp và hội