III. NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ TH
Phần IV: Giải pháp và kiến nghị
Trong bộ ba bất khả thi, các nước phát triển thường ưu tiên mục tiêu chống lạm phát. Vì chi phí khi xuất hiện lạm phát và xử lý lạm phát khá tốn kém. Do đó, các nước phát triển thường để NHTW độc lập và có nhiệm vụ chính là kiểm soát lạm phát thấp (< 5% ), điển hình là Mỹ. Tuy nhiên, một số nước đang phát triển lại đi theo hướng khác là ưu tiên cho việc kiểm soát dòng vốn và tỷ giá, còn lạm phát thì kiểm soát lỏng hơn. Chính sách này gọi là chính sách ưu tiên tăng trưởng với lạm phát mục tiêu (trong phạm vi 1 con số). Nghĩa là chấp nhận có lạm phát trong giới hạn <10% để ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và thu hút nguồn vốn, ổn định tỷ giá (điển hình với Chi Lê).
Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” cũng đã chỉ ra sự liên hệ giữa ba mục tiêu kinh tế: tự do hoá dòng vốn (liên quan đến TTCK), sự độc lập của chính sách tiền tệ (liên quan đến lạm phát và lãi suất) và tỷ giá cố định (liên quan đến xuất khẩu). Qua đó thấy được điều hành chính sách bộ ba bất khả thi ở Việt Nam hiện nay là giải quyết vấn đề liên quan đến lạm phát , thị trường chứng khoán và tình hình xuất nhập khẩu. Trong giới hạn cho phép, nhóm chúng em xin đưa ra một số kiến nghị giải quyết dưới đây:
• Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát.
• Rà soát lại hiệu quả các dự án FDI, giảm tỷ trọng đầu tư FDI vào các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản, chứng khoán, khách sạn, năng lượng, khuyến khích vào các khu vực xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động.
• Tiếp tục tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
• Chính sách kiểm soát đầu tư: Nhà nước có thể áp dụng biện pháp hành chính cấp phép, hạn chế hay cấm FPI ở một số lĩnh vực, ngành hay ở một số loại cổ phiếu, trái phiếu nhất định.
• Chính sách tỷ giá hối đoái: nới rộng biên độ dao động của tỷ giá khiến cho tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, gần sát với tỷ giá thực tế và cơ bản phải phản ánh được quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
• Chính sách tài chính: có thể sử dụng biện pháp thắt chặt tài chính, giảm chi tiêu của Chính phủ để đối phó với sự di chuyển mạnh mẽ của dòng vốn vào. Giải pháp này có tác dụng làm hạn chế sự tăng giá của đồng nội tệ, giảm tổng cầu và lạm phát.
• Tăng tỷ lệ vay vốn bằng tiền mặt trong các khoản vay ODA.
• Giám sát chặt chẽ luồng vốn ngắn hạn, có các giải pháp huy động các luồng vốn nước ngoài đầu tư dài hạn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
• Thường xuyên tuyên truyền và công bố thông tin vĩ mô quan trọng nhằm hạn chế tình trạng đô-la hoá sẽ góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường và tăng quy mô dự trữ ngoại hối bền vững trong tương lai cũng như góp phần bình ổn thị trường ngoại hối.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, lý thuyết bộ ba bất khả thi dù có phát triển hay thay đổi thế nào đi nữa thì nó cũng mang một ý nghĩa bất di bất dịch, một sự bất khả thi như tên gọi của nó đó là sự thiếu hụt công cụ quản lí vĩ mô. Việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi thích hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình Chính Phủ các quốc gia đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng thời kì, ngược lại sẽ đưa quốc gia đó tới con đường tất yếu là khủng hoảng. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập tài chính hiện nay, các quốc gia nhận được không ít lợi ích nhưng cũng phải đánh đổi giữa ổn định về tài chính và ổn định về tiền tệ. Do đó, các quốc gia đang phát triển với nền tài chính chưa vững mạnh và các công cụ chính sách vĩ mô chưa thật sự cần cân nhắc thận trọng. Thêm nữa, xu hướng lựa chọn mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi sau khủng hoảng châu Á 1997 – 1998 được hỗ trợ bằng gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và các biện pháp can thiệp vô hiệu hóa chưa được kiểm định tính đúng đắn và dài hạn. Có lẽ cần phải có một thời gian dài hơn để xem xét rằng Trung Quốc có thể duy trì nền kinh tế một cách bền vững hay không thì mới có thể khẳng định chắc chắn hơn tính phù hợp của mẫu hình mới này với các nền kinh tế mới nổi và có thể áp dụng ở các quốc gia đang phát triển khác.
Đối với Việt Nam, mẫu hình bộ ba bất khả thi ở Việt Nam mang những đặc trưng riêng, tuy nhiên vẫn không nằm ngoài khả năng giải thích của thuyết Mundell – Fleming. Những phân tích về tình hình dự trữ ngoại hối cho thấy, Việt Nam cũng có nhiều điểmtương đồng với Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô dự trữ của nước ta đang ngày càng nhỏ dần sẽ gây rất nhiều khó khăn khi lựa chọn mẫu hình này. Tuy rằng trên lý thuyết Việt Nam lựa chọn hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ nhưng từ phân tích theo thực tế, Chính phủ nước ta đang cố gắng kiểm soát và ổn định tỷ giá hơn là quan tâm đến mức độ độc lập tiền tệ. Tất nhiên, với mức lạm phát cao trong 4 năm trở lại đây thì sự lựa chọn này lại không phù hợp lắm với mục tiêu Chính phủ đề tra mỗi năm là kiềm chế lạm phát. Thiết nghĩ chúng ta nên thực sự lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lí hiệu quả thật sự nhằm đạt được một mức độc lập tiền tệ cao hơn hướng tới phục vụ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ phù hợp với thực tế hiện nay hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ‘Tài chính quốc tế’- Trường Đại học Kinh Tế TPHCM.
2. www.imf.org
3. www.sbv.gov.vn
4. www.gso.gov.vn
5. www.worldbank.org
6. www.ecb.int
7. Bài tiểu luận và nguyên cứu khoa học của một số tác giả
a. Bộ ba bất khả thi ở các nước mới nổi và thực tiễn ở Việt Nam.
b. Bộ ba bất khả thi_ đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên K34.
c. Assessing the Emerging Global Financial Architecture: Measuring the Trilemma's
Configurations over Time _ Aizenman, Chinn, Ito 2009.
d. Thực tiễn điều hành bộ ba bất khả thi ở Việt Nam _ Công ty chứng khoán thuộc Habubank nghiên cứu
8. Một số bài báo trên các trang web Cafef.vn; currency.net; Wikipedia;