Sự thay đổi trong lựa chọn chính sách của các quốc gia theo thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với các sự kiện kinh tế tài chính. Vậy cụ thể các sự kiện kinh tế tài chính đã tác động như thế nào đến cấu trúc tài chính quốc tế ? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua các mốc quan trọng. Trước tiên phải kể đến sự đổ vỡ của hệ thống Bretton Woods năm 1973. Thứ hai là cuộc khủng hoảng nợ Mexico 1982- cuộc khủng hoảng mà sau đó đã đánh dấu sự bắt đầu của chuỗi khủng hoảng nợ của các quốc gia đang phát triển nhứng năm 80. Thứ ba là làn sóng toàn cầu hóa năm 1990. Thứ tư là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 (cuộc khủng hoảng đã mở đầu cho một chuỗi các cuộc khủng hoảng chững lại đột ngột của các quốc gia, đặc biệt là các con hổ châu Á: Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, cùng với Nga và một số quốc gia mới nổi khác). Cuối cùng là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 và sự trỗi dậy của TrungQuốc.
Sau mỗi cuộc khủng hoảng nêu trên đều gây ra sự thay đổi trong mẫu hình bộ ba bất khả thi, tuy nhiên sự thay đổi này không giống nhau ở từng nhóm nước. Và để hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của từng sự kiện kinh tế trên, chúng ta sẽ đi phân tích bảng kết quả kiểm định dưới đây:
Tóm tắt sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi.
Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Table 2c.
Có thể kết luận rằng đối với nhóm quốc gia công nghiệp phát triển IDC, sự kiện năm 1997-1998 đã gây ra sự thay đổi lớn trong chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá, và năm 1990 chứng kiến một sự thay đổi trong mức độ hội nhập tài chính. Tất cả diễn biến này đã cho thấy sự di chuyển vốn của các quốc gia châu Âu nhằm hướng đến một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất.
Đối với quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi (Non-EMG), năm 1990 có sự biến chuyển nhiều nhất về độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính. Cũng như sự kiện Mexico năm 1982 đã làm cho chỉ số ổn định tỷ giá ở các nước này thay đổi đáng kể, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng nợ đã khiến cho các quốc gia rơi vào khủng hoảng không thể tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá cố định.
Cuối cùng năm 1982 cũng chứng kiến một sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong chỉ số ổn định tỷ giá ở các nước thị trường mới nổi EMG, đó là tỷ giá trở nên linh hoạt hơn. Đến năm 1997-1998, EMG bắt đầu có sự tăng tốc trong hội nhập tài chính, trong khi mức độ độc lập tiền tệ lại giảm nhiều vào năm 2001. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước IDC thì chỉ số MI ở nhóm nước EMG vẫn cao hơn rất nhiều. Điều này phản ánh một thực tế, khi các nước EMG tăng cường tự do hóa tài khoản vốn thì bắt buộc hoặc phải hy sinh độc lập tiền tệ như các nước IDC hoặc phải thả nổi tỷ giá. Nhưng có một điều thú vị xảy ra ở nhóm nước mới nổi đó là các nước này sở hữu một kho dự trữ ngoại hối khổng lồ và mức dự trữ này tăng liên tục từ năm 2000 cho đến nay. Chính nhân tố này đã tạo ra một tấm đệm vô hình giúp các quốc gia EMG có thể duy trì một mức độ độc lập tiền tệ cho phép, bằng cách áp dụng
một chế độ tỷ giá trung gian, tức cơ chế tỷ giá linh hoạt nhưng có quản lý.
Bảng 3: Những thay đổi cấu trúc bộ ba bất khả thi sau các cuộc khủng hoảng
Công nghiệp hóa Đang phát triển nhưng không phải là mới nổi
Đang phát triển và là thị trưởng mới nổi
Hệ thống Bretton Woods sụp đổ 1973
Tỷ giá linh hoạt hơn,tăng cường hội nhập tài chính
Tăng cường hội tài chính và ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ giảm.
Tăng cường hội nhập tài chính, tỷ giá linh hoạt hơn.
Khủng hoảng nợ Mexico 1982
Tỷ giá linh hoạt, mở cửa tài chính, độc lập tiền tệ duy trì ở mức nhất định.
Gia tăng độc lập tiền tệ, tỷ giá linh hoạt hơn, hạn chế mở cửa tài khoản vốn.
Gia tăng độc lập tiền tệ, tỷ giá linh hoạt hơn, tăng cường hội nhập tài chính.
Khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998
Độc lập tiền tệ suy giảm, tăng cường ổn định tỷ giá cùng với mở cửa hội nhập tài chính hướng đến liên minh kinh tế- tiền tệ thống nhất.
Tỷ giá linh hoạt, tăng cường hội nhập tài chính, tăng cường mức độ độc lập của tiền tệ.
Tăng cường hội nhập tài chính, tỷ giá linh hoạt, độc lập tiền tệ giảm. Khủng hoảng tài chính 2007- 2008 Tăng cường ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ, kiểm soát thị trường vốn. Tăng cường ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ, kiểm soát thị trường vốn Tập trung ổn định tỷ giá mà mở cửa tài khoản vốn, tăng dự trữ ngoại hối.