III. NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ TH
a, Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài chính
trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị trường quy định. Tự do hóa tài khoản vốn làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Song, nó cũng làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn thương.
Tại Việt Nam, tự do hóa tài khoản vốn đang từng bước thực hiện là một trong các nội dung của Lộ trình Hội nhập Tiền tệ và Tài chính khu vực ASEAN (2003) với mục tiêu là tự do hóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020. Trên cơ sở đó, Việt Nam đề ra lộ trình loại bỏ dần các rào cản đối với các luồng luan chuyển vốn:
(i) Rà soát, đánh giá về các rào cản đối với các luồng vốn gián tiếp (2009- 2010).
(ii) Dỡ bỏ dần các rào cản đã được xác định đối với các luồng luân chuyển vốn: Luồng FDI bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2010; luồng vốn gián tiếp bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2011; Luồng vốn khác bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2012.
Tự do hoá tài khoản vốn là xu thế mà VN đang tiến đến. Việt Nam đã thực hiện nó như thế nào?
- Tự do thu hồi vốn
Những tín hiệu cải cách đã xuất hiện mạnh mẽ bắt đầu từ năm 2005. Các biện pháp kiểm soát về giao dịch tài khoản vốn và ngoại hối cho tài khoản vốn được nới lỏng. Tháng 10/2005, VN tiến hành tự do hoá tài khoãn vãng lai, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước sau khi hoàn thành các nghĩa vụ phí và thuế13. Cũng trong năm này, VN xoá bỏ quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào VN sau 1 năm mới được rút ra.
Vấn đề thu hồi vốn ở đây nói đến việc chuyển đổi tài sản một cách tự do và dễ dàng tại thời điểm NĐT muốn thu hồi vốn. Trên thực tế, theo quy định, NĐT sẽ được thu hồi vốn khi đã hoàn thành các quyền, nghĩa vụ theo luật và tài sản được chuyển đổi theo mức tỷ giá tại thời điểm đó. Nhưng Việt Nam lại theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết – tức là chưa hoàn toàn thể hiện cung cầu tiền tệ, việc này làm giảm đi tính tự do của việc rút vốn khỏi thị trường của NĐT nước ngoài. Thêm vào đó là các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN về số lượng và đối tượng được mua bán ngoại tệ cũng là một rào cản rút vốn của NĐT.
- Tự do đầu tư vào các ngành nghế/khu vực với tỷ lệ nắm giữ không giới hạn.
Hiện tại, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải tuân theo các quy định của “Luật đầu tư” được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005. Đây là những quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích của NĐT nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định hiện hành, có sự phân cấp giữa việc thu hút vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế/các ngành
nghề kinh doanh/các hình thức đầu tư về mức độ ưu đãi, tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài ở một số doanh nghiệp. Dù đã mở rộng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ mức 30% lên 49%, ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn là một hạn chế trong việc luân chuyển vốn đối với NĐT nước ngoài khi tỷ lệ này là 100% ở các nước như Singapore, Maylaysia, Thái Lan. Tuy nhiên, với bối cảnh nước ta hiện nay chưa đủ tiềm lực vững mạnh về kinh tế thì điều này hoàn toàn phù hợp.
- Lộ trình tự do hóa thương mại theo các hiệp định
Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa thương mại, dần dần giảm các bảo hộ đối với sản xuất trong nước theo các cam kết quốc tế đã kí. Việc tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng cho thấy Việt Nam đã và đang rất tích cực trong việc tự do hóa dòng vốn. Dòng vốn vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng sau khi gia nhập WTO và dòng vốn vào thị trường Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Hình 2.16 . Biểu đồ dự trữ ngoại hối Việt Nam 1997-2010
Nếu xem xét mức độ hội nhập, mở cửa tài chính trên FDI, ta có thể thấy mối liên hệ giữa hội nhập tài chính và dự trữ ngoại hối tại thị trường Việt Nam. Giai đoạn sau 2007 có sự gia tăng rõ rệt cả luồng vốn FDI và dự trữ ngoại hối. Mức gia tăng đặc biệt trong năm 2008 ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO -hiệu quả từ hành động mở cửa. Tuy nhiên, mức độ này giảm bớt trong các năm tiếp theo do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng cẩn trọng hơn đề phòng “cú sốc do hội nhập” như các quốc gia đi trước (Thái Lan, Arhentina)…