III. NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ TH
PHẦN III BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM I.Phân tích thực trạng áp dụng bộ ba bất khả thi tại Việt Nam
1.1.1 Chính sách tỷ giá hối đoá
(nguồn: xe.com) Hình 20. Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2008 -2011
Cũng như nhiều nền kinh tế nhỏ mới mở cửa, Việt Nam theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết và VND được neo theo USD. Ngân hàng Nhà nước duy trì mức tỷ giá dao động xung quanh mức tỷ giá cho trước với một biên độ nhất định. Tuy nhiên, với mức dự trữ ngoại tệ thấp, áp lực di chuyển vốn và thâm hụt thương mại lớn, NHNN Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức tỷ giá cơ sở cũng như biên độ dao động tỷ giá giao dịch trong những năm qua.
- Năm 2008:
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng
vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao. Tính tới cuối tháng 6, nhập siêu đã lên tới 14,8 tỷ USD, đe dọa sự bền vững của cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Sau khi có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại do kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn biến khả quan, trong các tháng cuối năm, tình trạng khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế lại khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn về nước để bảo đảm thanh khoản của các tổ chức ở chính quốc.
Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:
Hình . Biến động tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng năm 2008.
+ Giai đoạn 1: Từ 01/01/2008 đến 10/03/2008
Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên thị liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên thị trường tự do có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng. Bên cạnh các nguyên nhân như lượng kiều hối (5,5 tỷ USD) chuyển về tăng mạnh trong dịp Tết dương lịch, lượng vốn FDI và vốn FII vào Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh từ năm 2007, VND lên giá chủ yếu do USD đã mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới trong giai đoạn đầu năm 2008. NHNN đã tăng biên độ tỷ giá từ +/- 0,75% lên mức 1% vào ngày 10/3/2008. Khác với các lần điều chỉnh tỷ giá khác, tỷ giá USD/VND đã
về mức sàn ngay sau khi có quyết định tăng biên độ của NHNN.
+ Giai đoạn 2: Từ 10/03/2008 đến ngày 27/06/2008
Trong giai đoạn này, tỷ giá diễn biến trái chiều với giai đoạn một với sự mất giá của VND so với USD, tỷ giá LNH công bố từ 15.960 đ- 15.946 đồng, đặc biệt trong tháng 6/2008 khi tỷ giá trên thị trường LNH có lúc lên tới 19.400 đồng và cao hơn 2.600 đồng so với tỷ
giá trần quy định. Nguyên nhân chính của sự mất giá của VND là do những số liệu cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát tăng cao và thâm hụt cán cân thương mại (~ 15 tỷ USD tính đến hết tháng 6/2008). Nhu cầu USD để nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế và nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài do những lo ngại về nền kinh tế trong nước và các tin đồn cũng là những nguyên nhân chính dẫn tới sự trượt giá của VND so với USD. Vào ngày 27/6/2008, Ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng biên độ tỷ giá lên +/-2%.
+ Giai đoạn 3: Từ 27/06/2008 đến 07/11/2008
Từ tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã gây sức ép khiến VND mất giá ngày càng cao do các nguyên nhân:
1. Xuất khẩu yếu đi do sự xấu đi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Mỹ, Nhật, khối EU.
2. Sự tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác (5%-10%) do nhiều nhà đầu tư vẫn coi USD là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. Tại nhiều thị trường mới nổi đã diễn ra tình trạng rút vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài khiến cho đồng nội tệ mất giá so với USD, hàng hóa của các nước này cũng trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3. Thâm hụt thương mại có dấu hiệu gia tăng trở lại khi xuất khẩu giảm sút nhưng nhập siêu vẫn ở mức cao.
4. Nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là rõ ràng ngay tại TTCK Việt Nam. Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa tháng 9/2008) đến cuối năm, nhà ĐTNN liên tục bán ròng trên thị trường trái phiếu (~ ~26.000 tỷ VND) và thị trường cổ phiếu (~1800 tỷ VND), một phần số vốn thu được đã được chuyển đổi sang USD dẫn tới cầu USD cao tại các ngân hàng nước ngoài.
Vào cuối giai đoạn này, biên độ tỷ giá được điều chỉnh vào ngày 7/11/2008 từ +/-2% lên mức +/- 3%.
+ Giai đoạn 4: từ 07/11/2008 đến 31/12/2008
Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá, mặc dù tỷ giá USD/VND LNH công bố vẫn duy trì ở mức ~16.500 đồng, tỷ giá tại các ngân hàng thường xuyên được duy trì ở mức trần ~17.000 đồng. Tỷ giá giao dịch trên thị trường không chính thức ở mức 17.200 đồng -17.450 đồng. Tỷ giá giao dịch tạm ổn định ở mức trần, được trợ giúp bởi thâm hụt thương mại được cải thiện, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm, và việc USD có xu hướng đứng giá và giảm nhẹ so với các ngoại tệ khác sau quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của Fed vào ngày 17/12/2008 từ 1% xuống 0-0,25%.
Vào ngày 24/12/2008, Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố GDP cho năm 2008 ở mức 6,23%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự tính trước đó là ~ 6,5%. Thông tin thống kê xuất khẩu tháng 11 giảm 4,8% so với tháng 10 (trong khi cùng kỳ năm trước xuất khẩu tăng 6%). Trước những thông tin lo ngại trên về tình hình kinh tế và xuất khẩu, cùng ngày 24/12, NHNN đã công bố việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND LNH tăng 3% (hay VND trượt giá
3%) từ mức 16.494 đồng (24/12/08) lên 16.989 đồng (25/12/2008). Tỷ giá USD/VND của Vietcombank cũng biến động ngay sau công bố của NHNN lên mức 17.180- 17.350 đồng.
Trên thực tế, các ngân hàng dường như đã dự tính trước về khả năng này khi ngay từ đầu tháng 12/2008, nhiều ngân hàng đã tích cực thu mua ngoại tệ nhưng không cho vay, duy trì trạng thái dương về ngoại tệ (ĐTCK- 26/12/2008). Cho đến những ngày đầu năm 2009, tỷ giá giao dịch USD của các ngân hàng vẫn đứng ở mức cao sát trần: 17.370-17.480 đồng (05/01/2009).
Tổng kết lại các tỷ giá 2008: NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá
mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu. Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức can thiệp. Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường. Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD
giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá. Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp.
Đặc biệt, thời điểm giữa tháng 6, thị trường có nhiều biến động đột biến, NHNN đã chủ động thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ, thực hiện từng bước các giải pháp chính sách, tập trung vào giai đoạn cuối tháng 6. Cụ thể:
+ Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường;
+ Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố;
+ Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá;
+ Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước, củng cố lòng tin thị trường;
+ Yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định;
+ Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM;
+ Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+ Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ- NHNN ngày 6/11/2008).
Với các biện pháp đồng bộ của NHNN, thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại. Có thể nói trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những khó khăn mà nhiều tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam đã
đứng bên bờ vực của khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế, việc Việt Nam bình ổn được thị trường ngoại tệ, tỷ giá vẫn giữ tương đối ổn định đã nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức tài chính quốc tế, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước vào khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
- Năm 2009
Năm 2009, với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra những biện pháp và can thiệp kịp thời, đồng bộ và đúng đắn trong những thời điểm thị trường ngoại hối có dấu hiệu bất ổn trong quý II và IV/2009. Các biện pháp và can thiệp của NHNN đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao vµ đã thành công trong công tác ổn định giá cả, giúp thị trường ngoại hối bình ổn trở lại; đồng thời, đóng góp một phần quan trọng trong những thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam trong năm 2009 trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân cả năm 2009 đạt 5,2%.
Diễn biến tỷ giá năm 2009:
- Quý I/2009, tình hình thị trường ngoại hối tương đối ổn định nhưng đến quý II/2009, căng thẳng trên thị trường đã xuất hiện do nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng
Hình 21: Tỷ giá USD NHTM và thị trường tự do T4-T6/2009
Trước tình hình này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, áp dụng từ ngày 24/03/2009 nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch; tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), thống nhất tăng lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ.
- Những biện pháp đúng đắn và phù hợp trên của NHNN đã giúp thị trường ngoại hối trong Quý III/2009 diễn biến tương đối ổn định. Tuy nhiên, đến quý IV/2009, tình hình mất cân đối cung - cầu ngoại tệ lại xuất hiện trở lại vào tháng 11/2009. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của thông tin về mức thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối suy giảm, mà đặc biệt là dưới tác động của cơn sốt giá vàng. Giá vàng trong nước tăng cao đã khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD để mua vàng, có thời điểm đẩy giá USD lên tới 20.000 VND/ 1 USD và mức chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường tăng mạnh từ mức xấp xỉ 800 VND đầu tháng 11/2009 lên gần 1.700 VND/ 1 USD vào tuần thứ 3 tháng 11/2009.
Hình 22: Tỷ giá USD NHTM và thị trường tự do 3 tháng cuối năm 2009
Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do. Thêm vào đó, NHNN quyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% từ mức 17.034 VND ngày 25/11/2009 lên 17.961 VND/ 1 USD áp dụng cho ngày 26/11/2009; thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức ±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. NHNN cũng cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng
(TCTD) có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống. Bên cạnh các quyết định trên của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các TCTD được phép hoạt động ngoại hối để góp phần giảm áp lực đè nặng lên nguồn cung ngoại tệ.
Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên, thị trường ngoại hối Việt Nam đã ổn định trở lại, hiện tượng găm giữ và tích trữ ngoại tệ đã dần được khắc phục.