III. NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ TH
PHẦN III BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM I.Phân tích thực trạng áp dụng bộ ba bất khả thi tại Việt Nam
1.1.2 Chính sách độc lập tiền tệ:
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam năm 2007 là một mốc lịch sử quan trọng cho Việt Nam. Một cơ hội đáng mừng là việc hội nhập với chủ trương tự do hoá tài chính bao gồm tự do hoá giao dịch vốn đã cho phép các luồng vốn di chuyển tự do vào Việt Nam với chi phí rẻ hơn, góp phần phát triển thị trường vốn trong nước. Thời gian qua cho thấy, với các qui định theo hướng nới lỏng các luồng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước đã thúc đẩy qui mô luồng vốn đổ vào Việt Nam một cách nhanh chóng với một khối lượng lớn trong những năm 2005 - 2006 và đầu năm 2007. Tuy nhiên đó lại đem đến nỗi lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách là tỉ lệ lạm phát tăng cao kỉ lục năm 2008 là gần 24%, cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ, điều này dẫn đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,52% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009(1). Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây. Đứng trước tình thế đó NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp quyết liệt, đúng đắn và khá linh hoạt trong điều hành CSTT để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam.
- Năm 2008:
Trước tình trạng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 và tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã đồng loạt thực hiện các giải pháp:
Nâng cao lãi suất cơ bản (LSCB) VND lên mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm), dự trữ bắt buộc (DTBB) là 11%, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ở mức không quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất
chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về.
Biểu đồ 2.13: Lãi suất cơ bản VND (%/năm) Nguồn: NHNN Việt Nam
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững. Ngày 20/10/2008, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 2318/QĐ-NHNN là điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm, tương đương với đầu năm 2008, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm), sau đó tiếp tục giảm các mức lãi suất trên trong tháng 12/2008 ở mức hợp lý và Quyết định số 2321/QĐ-NHNN là lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc VND đối với tổ chức tín dụng tăng gấp đôi, từ 5%/năm lên 10%/năm. Tuy nhiên do lãi suất tăng cao và biến động thất thường, khả năng vay vốn của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp dè dặt trong việc vay vốn để đầu tư, giảm đầu tư, sản xuất dẫn đến giảm mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó cuối năm tình hình lạm phát đã giảm đi đáng kể, nhưng nền kinh tế lại có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
- Năm 2009:
Chính sách tiền tệ bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc “thắt chặt” tiền tệ mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh nhưng cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu cầu đầu tư, tiêu dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Trước tình hình đó, chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia) trong đó dành
riêng 1 tỷ đô la (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và tạo việc làm. Sau đó, vào ngày 04/04/2009, nhằm tiếp nối các biện pháp thúc đẩy kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng đã và đang được thực hiện, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất và kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh. Bằng việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu vốn sản xuất đồng thời mở đầu ra cho các NHTM vốn đang trong tình trạng dư thừa vốn. Và cuối năm 2009, cùng với đợt điều chỉnh tỷ giá, NHNN đã thực hiện nâng các mức lãi suất chỉ đạo lên thêm 1% để tiếp tục duy trì tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời chủ động ngăn chặn nguy cơ lạm phát và ổn định thị trường ngoại hối.
Năm 2009 mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình thực thi CSTT, nhưng với sự điều hành linh hoạt, sự ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình, về cơ bản CSTT đã đạt được mục tiêu của năm 2009 là kiềm chế lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống còn 6,52%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,2% và CSTT đã góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô.
- Năm 2010:
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN thực hiện một mặt bằng lãi suất mới, nâng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên 8%/năm(năm 2009 là 7%/năm) để thu hút nội tệ trong lưu thông về các NHTM, mặt khác giảm tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động chỉ còn 80% đối với ngân hàng, đối với các tổ chức tín dụng khác là 85% và tăng lãi suất tái cấp vốn lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu lên 6%/năm, hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6%/năm xuống còn 1,2%/năm, và duy trì mức lãi suất ổn định. Những tháng đầu năm 2010, NHNN thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ tăng lên, doanh nghiệp khó vay vốn và chi phí vay lên cao gây trở ngại cho việc vay vốn kinh doanh. Nên song song đó, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất ,với mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Điều này đã đưa lãi suất vay thực tế VND của các doanh nghiệp xuống 5-6%, thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Đối với các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống, NHNN cam kết bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên cho hàng nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Nhìn chung đầu năm 2010, NHNN đặt trọng tâm vào vấn đề kiềm chế lạm phát.
Sau những tháng đầu năm thắt chặt, NHNN đang dần dần nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi lạm phát đã có xu hướng ổn định. NHNN ra thông tư số 20/2010/TT-NHNH để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỉ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trên tổng dư nợ bình quân từ 40% trở lên. Hoạt động của thị trường mở sau khi sụt giảm nghiêm trọng vào tháng 8, đã khởi sắc trở lại vào tháng 9. Khối lượng bơm ròng trên thị trường đạt mức cao tới 8020 tỉ đồng, nhu cầu vay của các NHTM tăng mạnh.
Nhờ đó giá trị sản xuất công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 23,2% so với 9/2009. Kết quả là tổng sản phẩm trong nước tăng 6,52% so với cùng kì năm ngoái, chỉ số giá hàng tiêu dùng từ đầu năm đến tháng 8 tăng chậm.
Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng mạnh là do thực hiện chính sách tăng giá học phí 2010-2011 và do việc điều chỉnh giá xăng làm tác động đến giá cả hàng hóa. Thị trường giá cả hàng hoá trong nước và thế giới diễn biến phức tạp. Đến 2 tháng cuối của năm 2010, trước sức ép của lạm phát, NHNN thực hiện điều chỉnh lên mức 9%.
Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN Thời gian Lãi suất
cơ bản (%)
Lãi suất tái cấp vốn (%)
Lãi suất tái chiết khấu (%)
Lãi suất cho vay qua đêm (%)
1/1 – 4/11/2010
8 8 6 8
12/2010
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
- Năm 2011:
Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 (6,8%) nhờ sự hồi phục của xuất khẩu và những điều tiết phù hợp về chính sách. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá. Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số.
Đặc biệt, bước sang năm 2011 – năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2011-2020,Thủ tướng chỉ đạo trọng tâm là nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, trong đó hết sức chú ý các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính
Biểu đồ 2.14: Diễn biến lãi suất năm 2011
Do đó, NHTW tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011, lãi suất tiếp tục cao trong năm này lãi suất cơ bản ở mức 9%, lãi suất tái cấp vốn mức 10-15%, Tái chiết khấu 10-13%.
Sau đó, trước tình trạng một số NHTM có những "biểu hiện bất thường, vô lối"khi ấn định mức lãi suất huy động VND lên tới trên 10%/năm, thậm chí 14%/năm cho các khoản tiền gửi với thời hạn cực ngắn, đã được NHNN quyết tâm chấn chỉnh bằng Thông tư 30/2011/TT-NHNN (Thông tư 30). Theo đó, đã có thêm những mức "trần lãi suất" huy động tiền gửi khác… NHNN đã chấn chỉnh thực hiện quy định mức lãi suất huy động (LSHĐ) bằng VND và USD được ban hành, tình trạng lách trần lãi suất huy động một cách phổ biến của hầu hết các TCTD đã được dẹp bỏ. Một vài chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD vi phạm quy định về lãi suất huy động VND đã bị xử lý nghiêm như trường hợp đình chỉ công tác Giám đốc NHTMCP Đông Á chi nhánh Tây Ninh là một ví dụ điển hình.
Nhìn chung, định hướng NHNN đã tỏ rõ quyết tâm giảm lãi suất cho vay của nền kinh tế, bình ổn tỷ giá góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô. Trong các tháng cuối năm 2011, NHNN tiếp tục giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng là tổ
chức và dân cư, nhằm góp phần thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ; yêu cầu các TCTD quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
1.1.3 Mức độ hội nhập tài chínhNăm KAOPEN