III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỂ LỰA CHỌN BIỆN PHÁP TH
HỢP LÝ.
+ Về dây chuyền có sử dụng bè nổi thì có ưu điểm là có thể sử dụng lượng đất đồi có sẵn để gia tải nền .
+ Thi công dịch chuyển tôn chống lầy bằng gầu xúc nên dễ dàng hơn dịch chuyển phao nổi và không cần phải lắp ghép, chỉ dịch chuyển liền nhau.
+ Tôn chống lầy nằm trên bùn có độ sệt B = 0,5 – 0,75; chỉ thi công khi toàn bộ diện tích của đầm khô ráo.
+ Ô tô di chuyển trên tôn chống lầy được dễ dàng và nhanh chóng hơn trên phao nổi.
+ Máy xúc lầy bùn đến độ sâu thiết kế tương đối đạt yêu cầu, lượng bùn sót ít.
+ Phao nổi làm viêc trong nước nên dùng tời kéo để di chuyển từ tuyến nạo vét này sang tuyến nạo vét khác phức tạp.
+ Bố trí tời ở hai phía của tuyến nạo vét phức tạp, có thể là dùng tời vít căng phao và cố định hai đầu, máy xúc lấy bùn ở hai bên của phao đưa lên ô tô vận chuyển ra bải thãi. Lượng bùn mà phao chiếm chổ sẻ được lấy khi dịch chuyển phao sang tuyến bên cạnh.
Từ 2 phương pháp nạo vét đã phân tích ở trên thì ta lựa chọn phương pháp thi công bằng gầu xúc kết hợp ô tô trên phao nổi hoặc bè nổi dùng để nạo vét ở khu vực đầm lầy này rất phù hợp. Vì khả năng lắp ráp và vận chuyển máy móc đến khu vực thuận lợi, máy móc có thể di chuyển dễ dàng vào sâu diện tích nạo vét.
+ Nếu đầm liền kề với bờ thi tôn chống lầy hiệu quả hơn dùng phao nổi.
+ Trường hợp đầm cách xa bờ thì nên lắp ghép hệ phao nổi.