III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều kiện tổng quát khu nạo vét
- Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài 250km, trong đó có 40.000ha bãi triều. Việc cải tạo và phát huy bãi triều này thành những khu đầm chứa nước biển và nước ngọt phục vụ cho nuôi trồng thủy hải sản mang lại kinh tế cao cho người dân và tạo cảnh quan môi trường sinh thái góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
- Địa chất khu vực bãi triều chủ yếu dạng địa hình bồi tích là chủ yếu, dạng địa hình có bề mặt tương đối phẳng,thực vật chủ yếu có các loài sú,vẹt, lau sậy rậm rạp. Cấu trúc địa chất trên dạng địa hình tích tụ chủ yếu là bùn sét pha, màu xám đen và lớp tàn tích êluvi màu xám vàng đến nâu đỏ thuộc địa tứ (Qtv). Chính dạng địa hình này cấu tạo nên các bãi bồi, đồng bằng ven biển, chiều dày lớp bùn sét pha từ 1,5 đến 4,0 m.
- Địa chất thủy văn: Mực nước ngầm ở đây rất nông, chủ yếu trên bề mặt, thường khoảng ở độ sâu (0,5 ÷1,0)m. Nước ngầm nhiễm phèn nhiễm mặn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,2oC, nhiệt độ thấp nhất 10÷12oC, nhiệt độ cao nhất 34÷36oC. Biến trình nhiệt độ có dạng một đỉnh: Lớn nhất vào tháng VII nhỏ nhất vào tháng II, biên độ nhiệt 13,2oC. Nhiệt độ và biên độ nhiệt có xu hướng giảm dần từ ngoài khơi vào trong đất liền
- Bức xạ nắng: Hàng năm có từ 1600 đến 1800 giờ nắng, biến trình nắng có dạng hai đỉnh : Đỉnh lớn nhất vào tháng VII trong tháng này chiếm 224 giờ nắng, đỉnh lớn thứ hai vào tháng IX trong tháng chiếm 205 giờ. Điểm cực tiểu thứ nhất vào tháng II chiếm 50 giờ, điểm cực tiểu thứ 2 vào tháng VIII chiếm 180 giờ.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trên lưu vực nghiên cứu đạt từ 82% đến 84%, tháng có độ ẩm lớn nhất vào tháng XII, tháng có độ ẩm lớn thứ 2 vào tháng VI, tháng có độ ẩm nhỏ nhất vào tháng IX tháng có độ ẩm nhỏ thứ 2 vào tháng VII, như vậy biến trình độ ẩm cũng có dạng hai đỉnh.
- Chế độ gió: Trên lưu vực nghiên cứu chịu sự chi phối của hai chế độ gió: Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- Chế độ gió mùa mùa đông: Gió thịnh hành là bắc và đông bắc, hàng tháng có từ 3 đến 6 đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày có khi kéo dài cả tuần. Đầu thời kỳ mùa đông gió có hướng bắc và đông bắc đến cuối thời kỳ mùa đông gió có hướng đông đông bắc. Trong những ngày gió đông đông bắc xuất hiện có những trận gió đạt cấp VI cấp VII. Vào thời kỳ mùa đông cũng xuất hiện mưa nhưng thường là mưa phùn, lượng mưa nhỏ cá biệt mới có trận mưa vừa.
- Chế độ gió mùa hè: Mùa hè chịu sự chi phối của gió mùa tây nam, khi vào vịnh Bắc bộ gió có tính chất thay đổi: lúc này gió có hướng nam và tây nam. Đặc biệt trong thời kỳ này xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ vào lưu vực nghiên cứu vào tháng V đến tháng X. Khi có bão thường xuất hiện mưa lớn và kéo dài nhiều ngày.
- Chế độ mưa: Lượng mưa hàng năm trên lưu vực không lớn lắm, tổng lượng mưa trung bình năm 2016mm. Lượng mưa này chủ yếu rơi vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) đạt gần 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô dài ngày nhưng lượng mưa lại rất nhỏ chỉ đạt xấp sỉ 20% lượng mưa năm. Điều này rất bất lợi với công tác canh tác nông nghiệp, bởi vì khi cần sử dụng nước thì lượng dòng chảy tự nhiên lại không đáp ứng nổi, khi không cần sử dụng nước thì lượng dòng chảy lại rất lớn.
- Bốc hơi: Là vùng gần giáp biển nên lượng bốc hơi hàng năm rất lớn, hàng năm đạt trên 1000mm, biến trình bốc hơi có dạng hai đỉnh: Lớn nhất vào tháng X nhỏ nhất vào tháng IV, đỉnh lớn thứ hai vào tháng VII nhỏ thứ hai vào tháng VIII.
- Thủy triều: Thủy triều ở quảng ninh tương đối ổn định, tháng 2 và tháng 8 có 3 con nước, các tháng còn lại chỉ có 2 con nước, con nước kéo dài 12 giờ kể từ lúc lên cho đến khi nước xuống.
- Việc nạo vét bùn ở đây được thực hiện với khối lượng và độ sâu nạo vét không lớn lắm.
- Nơi nạo vét cũng gần khu dân cư và lượng bùn nạo vét lên phải được tận dụng để san lấp mặt bằng khu tái định cư hay cải tạo thành đất hoa màu phục vụ nông nghiệp hết sức quan trọng.