Nâng cấp đập đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 69 - 70)

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2.Nâng cấp đập đất

- Đập đất

+ Tôn cao áp trúc đập đất đạt cao trình đỉnh đập +4,5m, chiều dài đập L = 1.122,00m;

+ Tại vị trí đập mới : đào bỏ lớp đất yếu dày trung bình 3m, sau đó trải 01 lớp vải địa kỹ thuật và đắp đất đầm nện đạt dung trọng khô γk =1,60 T/m3 hoàn trả lại

- Mặt đập

+ Đoạn đường vào từ K0 ÷ C3; dài L1 = 90,0m; mặt đập rộng Bđ = 5,0m

+ Đoạn tiếp theo dài từ C3 ÷ C41; dài L2 = 1.032,0m; mặt đập rộng Bđ = 3m.

Gia cố chống xói mặt đập bằng đổ một lớp bê tông M250 đá 2x4 dày 20cm, rộng 2,4m ( riêng đoạn đường vào rộng 4,4m), dưới lót bạt dứa; độ dốc mặt đập i = 1% về phía hồ, cứ 5m bố trí 01 khớp nối bằng 02 lớp giấy dầu + 02 lớp nhựa đường. Hai bên khoá đỉnh đập bằng bê tông M150 kích thước (30 x 30)cm.

Mái thượng lưu m = 2,5. Gia cố bảo vệ mái bằng bê tông cốt thép M200 dày 12cm kích thước (2,2 x 2,2 x 0,12)m đổ tại chỗ, dưới bê tông lót M100 đá (1x2) dày 5cm, vải địa kỹ thuật rộng 50cm tại giữa các khe nối. Chân khay đổ liền tấm lát mái bê tông cốt thép M200 đá (2x4), cao 50 cm, dày (20 ÷40)cm, cao trình đỉnh bằng cao trình nạo vét 0,00m.

Mái hạ lưu m = 2,0; (Riêng phạm vi đất dự kiến qui hoạch từ cọc C28 đến cọc C40 dài 385,0m, mái m = 1,0)

Từ cọc C10+6m đến cọc C17 ( phía Bắc hồ giáp núi đá) dài L = 235,9m, kết hợp mái bờ kênh thoát nước được lát đá khan bảo vệ gồm 03 lớp: Vải lọc, đá dăm lót (4x6) dày 10cm, đá hộc lát khan dày 30cm

Phần còn lại được trồng cỏ bảo vệ.

- Đất đắp đập đầm nện đạt dung trọng khô γk =1,60 T/m3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 69 - 70)