Bố trí dây chuyền thi công nạo vét ở khu đầm lầy ven biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 32 - 34)

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Bố trí dây chuyền thi công nạo vét ở khu đầm lầy ven biển

- Các khu đầm lấy có địa chất rất phức tạp, có các loài sú,vẹt, lau sậy rậm rạp, rễ cây ăn sâu vào lòng đất, do là ven các bờ biển nên đất bùn chủ yếu là sét pha cát.

- Việc nạo vét bùn ở đây được thực hiện với khối lượng và độ sâu nạo vét không lớn lắm, đầm phục vụ nuôi trồng thủy hải sản nên độ sâu yêu cầu chỉ khoảng 0,8 – 1,2m.

- Nơi nạo vét cũng gần khu dân cư và lượng bùn nạo vét lên phải được tận dụng để san lấp mặt bằng khu tái định cư hay cải tạo thành đất hoa màu phục vụ nông nghiệp hết sức quan trọng.

- Địa hình nạo vét hết sức phức tạp, lồi lỏm mấp mô nhưng lại nằm gần trục đường giao thông.

- Để thi công nạo vét bùn phải phân tích lựa chọn phương án thích hợp và hiệu quả, bố trí máy xúc và ô vận chuyển bùn nạo vét trên phao nổi hoặc bè nổi là phương án thi công được nghiên cứu trong luận văn này : Vì ở các khu vực đầm lầy thường địa chất phức tạp, đa dạng, có chứa nhiều đá, sỏi, cây cối như (sú, vẹt, lăn…) nên nếu dùng phương án nạo vét bằng thủy lực thì rất khó tiến hành. Vì vậy em đã lựa chọn phương án thi công nạo vét bùn dùng máy xúc một gầu kết hợp ô tô trên phao nổi hoặc bè nổi.

2.3.3.1. Dây chuyền thi công: Máy xúc 1 gầu + ô tô tự đổ + phao + tời

+ Máy xúc 1 gầu loại gầu sấp (gầu thuận) bánh xích được chọn là Huyndai hay Sola với dung tích gầu 0,8 m3, có tay cần dài 12m; Ô tô là loại xe benz chở bùn loại 6 m3; Phao đơn được lắp ghép với nhau thành hệ phao; Máy tời được chọn là loại 5 tấn TTD 5000 động cơ xăng 4 thì, công suất 20 HP, cáp kéo Φ16.

+ Khi đã tiến hành đắp bờ bao xong, lợi dụng lúc thủy triều lên ta tích nước và đóng cống ngăn triều. Bố trí 2 máy tời ở 2 phía của tuyến cần nạo vét, thả phao xuống đầm rồi lắp ghép hệ phao, dùng tời kéo phao ra đúng vị trí nạo vét. Khi đã lắp ghép và di chuyển hệ phao đúng vị trí thì máy xúc tiến ra phía ngoài cùng của phao, ô tô lùi ra sao cho máy xúc đảm bảo xúc đất bùn đổ vào thùng thuận lợi, xúc đầy thì tiến ra đổ bải thãi, tiếp tục xe khác lùi vào. + Máy xúc lấy bùn giật lùi khi máy tời kéo phao lùi dần vào bờ, khi lùi thì tháo dỡ phao dần và chuyển sang lắp ghép ở tuyến khác, cứ tiến hành như vậy cho tới khi hoàn thành khu nạo vét.

+ Mớn nước khống chế thi công nạo vét đạt hiệu quả cao khoảng 0,8m. + Phao nổi được hàn và xử lý gờ chống trơn trượt và vạch biên để ô tô và máy xúc di chuyển trên phao được an toàn.

2.3.3.2. Dây chuyền thi công: Máy xúc một gầu + ô tô + bè nổi

+ Máy xúc 1 gầu loại gầu sấp (gầu thuận) bánh xích được chọn là

Huyndai hay Sola với dung tích gầu 0,8 m3, có tay cần dài 12m; Ô tô là loại xe benz chở bùn loại 6 m3; bè nổi được chọn là tôn chống lầy có nguồn

gốc xuất xứ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản dày 18mm với kích thước 2,0m x 6,0m.

+ Khi đã đắp bờ bao xong, dùng cống ngăn triều tháo nước và phơi khô đầm một thời gian, vạch rõ các tuyến phục vụ nạo vét bùn. Máy xúc lấy bùn loảng phía trên khoảng 30-50cm, cho tôn chống lầy xuồng theo tuyến nạo vét, gặp những điểm nền bùn quá yếu phải đắp thêm đất khô một lớp mỏng khoảng 30- 50cm rồi mới đặt tôn chống lầy lên phía trên đảm bảo cho việc thi công của máy xúc và ô tô đi lại trên tôn được an toàn.

+ Máy xúc tiến ra ngoài cùng của tuyến nạo vét, ô tô lùi ra lấy đất và vận chuyển ra bải thãi, xe trước tiến ra thì xe sau lại lùi vào.

+ Máy xúc lấy bùn giật lùi từ ngoài vào phía bờ cho tới khi hết tuyến này mới tiếp tục tuyến tiếp theo cho đến khi hoàn thành.

+ Tôn chống lầy được hàn móc neo hai đầu, dùng xích hàn vào để thuận tiện cho máy xúc dùng tay gầu nhấc tấm tôn di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)