Vận chuyển bùn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 72 - 75)

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.2. Vận chuyển bùn

Vận chuyển chủ yếu là dùng ô tô di chuyển trên phao đưa vật liệu đến bãi thải một cách nhịp nhàng, xe trước tiến ra thì xe sau lùi vào.

Trong một số trường hợp ở lớp dưới bùn loãng ta có thể kết hợp bơm hút thủy lực chuyển qua ống dẫn bùn ra bãi thải để đạt hiệu quả cao trong thi công. Và đây là sự kết hợp mang lại kinh tế và hiệu quả nạo vét nhất.

Khu nạo vét được thực hiện trong môi trường nước tĩnh nên sử dụng phao nổi là hợp lý, mớn nước của phao không yêu cầu lớn lắm.

Việc chế tạo và vận chuyển thiết bị phao đến vị trí thi công nạo vét được thực hiện dễ dàng, giá thành rẽ.

Tuy nhiên phao được làm việc trong môi trường nước lợ, nhiễm mặn do vậy phải có biện pháp chống ăn mòn thép tấm chế tạo phao, sau khi hết ca thì phải có biện pháp xịt rửa nước ngọt phần mặt phao và các thiết bị khác.

Phao làm việc chủ yếu chịu tải trọng động nên phải luôn đảm bảo tính chống chìm của phao nổi.

Phương án dùng máy xúc kết hợp ô tô trên phao nổi có thể thi công nạo vét được các loại vật liệu như gốc cây to, đá, sỏi hay lau sậy, sú vẹt… một cách dễ dàng.

Trong trường hợp trời mưa thì việc thi công sẽ khó khăn, phức tạp. Phải kết hợp biện pháp thi công bằng máy thủy lực, dạng máy nạo vét bùn miệng kiểu vành đem lại hiệu quả cao.

4.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Áp dụng phương pháp thi công nạo vét bùn bằng gầu xúc kết hợp phao nổi ở những vùng đầm lầy, đặc biệt vùng đầm lầy ven biển rất thích hợp. Tạo nên hồ chứa nước ngọt hay nước mặn qua cống ngăn triều đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển cho các hộ dân quanh vùng.

Chi phí thi công không lớn lắm, chỉ thực hiện trong một mùa khô. Kết cấu phao dễ chế tạo, giá thành rẻ.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN:

- Vận dụng công nghệ thi công nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi hoặc bè nổi đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật với các vùng đầm lầy ở vùng ven biển Quảng Ninh.

- Luận văn đã xem xét được cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế hệ máy xúc làm việc kết hợp ô tô trên phao nổi và bè nổi hoạt động trong vùng đầm lầy ven biển. vận dụng tính toán thiết kế hệ phao nổi phục vụ thi công nạo vét bùn cho công trình “Nâng cấp hồ chứa nước Cành Chẽ”.

- Với hệ phao nổi gồm:

- Hiệu quả nạo vét phụ thuộc vào loại bùn và vị trí bãi thải.

- Để đảm bảo tiến độ thi công nạo vét thì nên chọn mùa khô để thi công.

5.2.KIẾN NGHỊ:

- Hiện nay đang tồn tại rất nhiều khu vực đầm lầy ven biển dọc chiều dài của đất nước. Việc nghiên cứu thi công nạo vét bùn khu vực đầm lầy sẽ mang lại hiệu quả cao, phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế biển một cách dài lâu.

- Cần nghiên cứu sâu hơn các dây chuyền công nghệ nạo vét trong mọi điều kiện địa hình phức tạp.

- Bên cạnh đó có thể phát triển phương pháp tính toán thiết kế phao chịu tác động của các tải trọng động do sóng thủy triều gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Ngọc Ẩn, Nền móng công trình, Nhà xuất bản xây dựng , Hà Nội, 2008.

2. Nguyễn Cảnh Cầm và nnk, giáo trình thủy lực, Nhà xuất bản nông nghiệp, (2006)

3. Cao Văn Chí, Giáo trình cơ học đất, trường Đại học Thuỷ lợi, Nhà xuất bản xây dựng , Hà Nội, 2003.

4. Giáo trình thi công - Tập I, trường Đại học Thủy lợi, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội, 2004.

5. Nguyễn Quốc Hòa, Bài giảng công trình biển mềm, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, (2008).

6. Phạm Ngọc Khánh, Giáo trình sức bền vật liệu, Nhà xuất bản xây dựng , Hà Nội, 2006.

7. Kỹ thuật thi công dưới nước, Nhà xuất bản giao thông vận tải Hà Nội - 2007.

8. Hồ Ngọc Luyện và nnk, Kỹ thuật thi công công trình cảng – đường thủy, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội, 2003.

9. Lê Thanh Tùng và nnk, Lý thuyết tàu thủy, Nhà xuất bản Bách khoa ,Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)