Các phướng án thi công đắp bờ bao nạo vét bùn tạo hồ chứa hay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 30 - 32)

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Các phướng án thi công đắp bờ bao nạo vét bùn tạo hồ chứa hay

thủy sản.

2.3.2.1. Phương án thủ công:

- Trước đây khi chưa có máy móc hiện đại để phục vụ thi công, việc đắp bờ đầm chủ yếu là sức người, đắp bằng thủ công.

- Lợi dụng lúc thủy triều xuống, người ta cắm tiêu theo tuyến cần đắp bờ bao, tiến hành vét bùn non ở chân móng tuyến nạo vét, chặt cây đóng cọc ở tuyến khi đã vét bùn móng. Dùng mai, hay cưa xắn đất thành từng hòn phía ngoài đem đắp vào tuyến bờ bao. Khi xa qua thì người ta dùng máng để vận chuyển và đắp.

- Tiến hành như vậy cho tới khi đạt yêu cầu bờ bao hoàn chỉnh cao hơn mực nước thủy triều cao nhất,dùng cống ngăn triều tạo nên khu đầm phục vụ nuôi trồng thủy hải sản.

- Nhận xét:

+ Phương án đắp bờ này có thể kéo dài hàng năm, và chỉ thực hiện được với những đầm nhỏ, chiều cao đắp bờ đầm không lớn lắm.

+ Lượng nhân công làm việc nhiều

+ Chỉ thực hiện được khi thủy triều cạn và là không mưa

2.3.2.2. Phương án dùng máy móc thiết bị a. Dùng đất bùn để đắp

tiến hành thi công đắp bờ bao tạo thành đầm chứa nước.

- Lợi dụng lúc thủy triều xuống ta cắm tiêu định vị tuyến cần đắp bờ, khi thủy triều lên ta tiến hành lắp ghép phao và máy xúc.

- Máy xúc đứng trên phao xúc bùn phía ngoài đắp vào tuyến bờ đã định vị, cho tới khi hoàn thành việc đắp bờ.

- Sử dụng cống ngăn triều để phục vụ làm mái bờ bao. - Nhận xét:

+ Phương án này thực hiện được dễ dàng và nhanh chóng hơn phương án thủ công.

+ Thi công được khi thủy triều lên kể cả lúc mưa

+ Phải xong một thời gian mới tiến hành làm mái bờ đầm. + Nhân công cần ít, chủ yếu nhân công lái máy

b. Dùng đất đồi để đắp

- Thứ nhất: Đắp đất lấn bùn ra theo tuyến định vị, khi thủy triều xuống, từ phía bờ với khoảng 50m đầu ta dùng tôn chống lầy, máy xúc lấy hết phần đất bùn non tuyến cần đắp chiều dày 0,5 đến 1,5m rồi thả tôn chống lầy xuống. vừa bóc bùn vừa tiến hành đắp đất lu lèn và làm mái xong trước khi thủy triều lên.

- Khi đã đắp được khoảng 50m đầu tiên, lúc thủy triều lên ta dùng máy xúc đứng trên phao lấy bùn theo tuyến định vị ném ra phía ngoài. Khi thủy triều xuống bơm nước và tiến hành đắp đất đầm chặt và hoàn thiện. Cứ tiến hành như vậy cho tới lúc hoàn thành.

- Nhận xét:

+ Phương án này chỉ thi công đắp đất được trong mùa khô, khi thủy triều xuống.

+ Yêu cầu có mỏ đất gần để thi công nhanh trước khi thủy triều lên, đắp đất đến đâu thì lu len hoàn hiện xong đến đó.

+ Thi công bắt buộc phải xuất phát từ phía bờ tiến ra

rồi xúc đất bùn theo tuyến định vị đưa ra đắp bờ bao phía ngoài tuyến cần đắp. Khi thủy triều xuống vì đã có hào chứa nước nên máy xúc vẫn làm việc trên phao, nếu thiếu có thể bơm nước dự trữ để đủ phục vụ thi công. Đắp xong bờ bao và tạo được phần chân móng của bờ cần đắp, ta dùng cống ngăn triều, bơm nước phần móng để làm khô tuyến đắp rồi tiến hành đắp đất lấn từ phía bờ ra.

- Nhận xét:

+ Phương án này đòi hỏi cũng phải xuất phát từ bờ tiến ra + Thi công xong phần bờ bao phía ngoài mới tiến hành đắp đất + Việc đắp đất thực hiện vào mùa khô

2.3.2.3. Kết luận

- Tùy thuộc vào điều kiện để chọn phương án đắp bờ đầm cho phù hợp như đã nêu ở phương án trên.

- Khi thi công xong phần đắp đầm mới tiến hành thi công nạo vét bùn bằng các phương án đã nêu một cách phù hợp.

- Có thể dùng cống ngăn triều làm khô để thi công nạo vét, cũng có thể đóng cống ngăn triều tích nước phục vụ nạo vét trên phao nổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp nạo vét bùn bằng gầu xúc trên phao nổi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)