Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH MTV May Mạnh Cường (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục sau:

Thứ nhất, công ty chưa xây dựng kế hoạch doanh thu bán hàng, sản xuất cụ thể, các mục tiêu cần phấn đấu cho từng thời kỳ, từng giai đoạn chưa rõ ràng. Tất cả kết quả đạt được đều là do sự cố gắng nỗ lực hết mình của các nhân viên trong công ty nhưng không theo một kế hoạch đã định trước. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.

Thứ hai, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt.

Tốc độ phát triển DTBH của công ty năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009, năm 2010 tốc độ phát triển là 50,29%, giảm 49,71% so với năm 2009. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh làm cho DTBH của công ty trong năm 2010 giảm.

- Ngoài ra, các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... đều tăng. Chi phí kinh doanh năm 2012 tăng 15,34% so với năm 2011 ( chi phí kinh doanh năm 2012 là 2.932.116.985 VNĐ, chi phí kinh doanh năm 2011 là 2.542.154.655 VNĐ ) Điều này chứng tỏ công ty chưa có các giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả, gây ra lãng phí dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân là do hiện nay công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu ở Mỹ và Châu Âu, chi phí nguyên phụ liệu nhập khẩu từ các nhà cung ứng là rất lớn, giá cả của chúng tăng mạnh và những bất cập chậm trễ trong khâu chuẩn bị dẫn đến tình trạng chờ đợi trong sản xuất gây lãng phí lớn lao động đẩy chi phí sản xuất tăng cao.

Thứ ba, tình hình thực hiện doanh thu chưa thực sự tốt. Các sản phẩm chủ

yếu của công ty là áo sơ mi, quần âu... chỉ phù hợp với nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng trong nước. Những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của giới trẻ - bộ

phận khách hàng có khả năng tiêu thụ các sản phẩm may mặc lớn nhất thì công ty lại chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, doanh thu của mặt hàng quần cũng chưa tốt, doanh số bán chưa cao và giảm 219.986.093 VNĐ với tỷ lệ giảm 5,19% so với năm 2011 làm giảm tổng doanh thu toàn công ty. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty tập trung phát triển nhóm hàng áo Jacket và áo sơ mi cùng mặt hàng khác, do đó mặt hàng quần chưa được chú trọng phát triển dẫn đến doanh thu mặt hàng quần giảm so với năm 2011.

Thứ tư, các biện pháp hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm chưa được quan

tâm đúng mức. Các hình thức quảng cáo, tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh của công ty đến với khách hàng chưa đa dạng, phong phú nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Thứ năm, công ty chưa có bộ phận phân tích kinh tế riêng. Bộ phận kế toán

đảm nhiệm công việc này nên khối lượng công việc quá lớn. Vì vậy, việc phân tích kinh tế đôi khi chưa thực sự mang lại kết quả cao như mong đợi, chưa phát huy được hết hiệu quả của nó đối với việc ra các quyết định kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam lạm phát vẫn còn ở mức khá cao. Tỷ giá, giá xăng dầu và giá điện đồng loạt tăng. Ngoài ra, giá các nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất tăng cao. Giá bông nhập khẩu năm 2012 có lúc lên đến 5 – 5,2 USD/kg, trong khi giá trung bình của năm 2011 là khoảng 3,2 – 3,3 USD/kg. Giá sợi nhập khẩu từ Đài Loan tính tại thời điểm cuối tháng tư năm 2012 tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả được đưa vào giá vải sẽ làm cho giá tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH MTV May Mạnh Cường (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w