Các nhân tố bên ngoài ( khách quan )

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH MTV May Mạnh Cường (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1.2.2Các nhân tố bên ngoài ( khách quan )

 Môi trường kinh tế:

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Cùng với việc cắt giảm thuế, các thủ tục hải quan của Việt Nam đã được giản đơn hóa và rút ngắn, các hạn chế định lượng như hạn ngạch và giấy phép đã được xóa bỏ, một số biện pháp phi thuế quan khác cũng sẽ dần được xóa bỏ. Do đó việc xuất nhập khẩu hàng của công ty cũng dễ dàng hơn, song lại có thêm nhiều những đối thủ cạnh tranh hơn. Hơn nữa khi nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái vì khủng hoảng như hiện nay đã gây không ít khó khăn cho các công ty, đặc biệt các công ty

vừa và nhỏ. Do vậy công ty phải có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của những biến động xấu của nền kinh tế.

 Môi trường xã hội:

Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ vế các mốt quần áo, mẫu mã, chất lượng quần áo của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc có sự biến đổi liên tục. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư cho công tác thiết kế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Mặt khác, mức thu nhập của dân cư cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

 Môi trường chính trị - pháp luật:

Môi trường chính trị của nước ta rất ổn định. Đặc biệt là từ khi gia nhập WTO, các quy định có tính khoa học hơn, ít thủ tục phức tạp hơn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH MTV May Mạnh Cường.

 Các yếu tố đầu vào:

Các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của công ty phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, khiến cho giá thành tăng. Điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Hiện nay hoạt động của ngành may mặc Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV May Mạnh Cường nói riêng phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì sẽ phát huy được tiềm năng về lao động và chất lượng.

 Đối thủ cạnh tranh:

Ngành dệt may là một ngành có tính cạnh tranh cao. Các đối thủ cạnh tranh của công ty đều là những doanh nghiệp lớn và tên tuổi như: Công ty may Việt Tiến,

Công ty cổ phần May 10... Đây là áp lực nhưng đồng thời cũng là động lực thúc đẩy công ty có những biện pháp để phát triển thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH MTV May Mạnh Cường (Trang 32 - 34)