Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 33 - 34)

V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

1.4.Hàng tồn kho

1. Khoản mục có khả năng bị bóp méo, gian lận trong bảng cân đối kế toán Tiền và tương đương tiền

1.4.Hàng tồn kho

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho có thể tác động lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán (VAS) của Việt Nam, 4 phương pháp hạch toán

hàng tồn kho được áp dụng: giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước (LIFO).

Ta thấy rằng giá trị xuất kho tính theo từng phương pháp sẽ cho ra kết quả khác nhau. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán cũng như phương tiện xử lý thông tin của DN. Tuy nhiên DN phải sử dụng nhất quán phương pháp tính giá trị hàng tồn kho trong một niên độ kế toán.

Tác động của kế toán đến nguồn thông tin trên BCTC

Với hàng tồn kho, khoản mục có giá trị rất lớn trong tổng tài sản của nhiều Doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khoản mục "Giá vốn hàng bán" từ đó gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiều Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho không nhất quán, không phù hợp với chính sách kế toán công bố.

Thủ tục thành lập hội đồng thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng cũng không được nhiều Doanh nghiệp thực hiện nghiêm, từ đó không trích lập hoặc trích lập không đúng quy định đối với các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho...

Hướng xử lý:

Do có sự sai biệt giữa các phương pháp tính mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng chỉ tiêu hàng tồn kho để tính toán chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện hành. Khi phân tích chúng ta cần xem xét liệu việc DN sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho có nhất quán qua các kỳ hay không? Nếu sử dụng các phương pháp khác thì có sự khác biệt đáng kể đến báo cáo thu nhập của kỳ đó không? Những ảnh hưởng được xem là đáng kể nếu khi ta thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ làm thay đổi kết quả kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 33 - 34)