Các khoản đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 32 - 33)

V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

1.2.Các khoản đầu tư chứng khoán

1. Khoản mục có khả năng bị bóp méo, gian lận trong bảng cân đối kế toán Tiền và tương đương tiền

1.2.Các khoản đầu tư chứng khoán

Các khoản đầu tư ngắn hạn cũng tồn tại một số kẽ hở trong quy định về hạch toán giúp cho các DN có thể dựa vào đó để đánh bóng thông tin trên BCTC như việc chuyển đổi giữa các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Cách làm này giúp DN tránh được việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt trong giai đoạn thị trường lao dốc, mức trích lập này có ảnh hưởng đáng kể và có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngoài ra việc chuyển đổi này cũng làm thay đổi tính thanh khoản của một số tài sản của Doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính.

Tác động của kế toán đến nguồn thông tin trên BCTC

Nhiều Doanh nghiệp có các khoản đầu tư chứng khoán, nhưng lại không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn đang nắm giữ, dẫn đến việc hạch toán không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán. Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ. Cuối kì không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm.

Hướng xử lý

Việc hạch toán nhầm giữa ngắn hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phân tích như chỉ số thanh toán ngắn hạn. Vì vậy, khi phân tích các nhà phân tích cần phân loại về đúng bản chất các khoản đầu tư này.

Ngoài ra, nhà phân tích nên tập hợp các mã chứng khoán mà doanh nghiệp giao dịch , so sánh giá thị trường của chứng khoán tại thời điểm cần phân tích và giá chứng khoán mà doanh nghiệp hạch toán trên sổ sách để xem xét có cần trích lập dự phòng nợ tổn thất đầu tư chứng khoán trong trường trường hợp giá thị trường của các chứng khoán đầu tư nhỏ hơn giá gốc ghi trên sổ sách.

Ví dụ: Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở đã công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30% trong năm 2010. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 32 - 33)