Những phương pháp phổ biến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính 1 Che dấu công nợ và chi phí

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 44 - 46)

V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

2.Những phương pháp phổ biến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính 1 Che dấu công nợ và chi phí

2.1. Che dấu công nợ và chi phí

Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VSA 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA 16, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng.

2.2. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG): Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Điều này là do ngoại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.

2.3. Ghi nhận sai niên độ

Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR): Công ty này ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu.

Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.

2.4. Không khai báo đầy đủ thông tin

Công ty cổ phần nhựa tân Hoá (MCK: VKP): Trong BCTC có khoản hàng tồn kho thiếu với giá trị 5,36 tỷ đồng xảy ra ở năm 2009, công ty trình bày số tiền này trên khoản mục phải thu khác của báo cáo tài chính năm 2010 và đang nhờ cơ quan pháp luật làm rõ. Nếu công ty không thể tìm ra nguyên nhân cho số hàng mất này (vì hơn 1 năm), thì điều

này sẽ làm cho khoản lỗ trên khoản mục lợi nhuận chưa phân phối cột đầu năm và cuối năm sẽ gia tăng tương ứng.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 44 - 46)